Crom có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vận chuyển glucose từ mạch máu đến các tế bào, kiểm soát lượng đường trong máu. Crom cũng có tác động tích cực tới thị giác, ngăn ngừa tình trạng loãng xương đối với những phụ nữ tiền mãn kinh. Crom cũng có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, thúc đẩy việc tạo thành các protein trong các mô tế bào đang lớn dần của em bé trong bụng, góp phần vào sự phát triển của thai nhi.
Chính vì vậy, thiếu crom có thể sẽ khiến các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng, sức khỏe kém đi, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc,... Nhận biết sớm những dấu hiệu thiếu crom sẽ giúp bạn có hướng bổ sung, điều trị hợp lý.
- Dễ dàng lo lắng và xúc động: Khi thiếu crom, bạn có thể thường xuyên lo lắng hoặc dễ bị choáng váng bởi một chuyện gì đó. Khi thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng đơn gian, tim của bạn cũng đập nhanh hơn và mạnh hơn. Điều này xảy ra bởi vì mức độ crom trong máu giảm, khả năng kiểm soát sự lo lắng của cơ thể cũng giảm.
Vì vậy, ngay cả khi bạn tiếp xúc với mức độ căng thẳng, lo âu thấp, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ chủ động, khiến bạn luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
- Năng lượng của cơ thể giảm đột ngột: Đây là dấu hiệu khác cho thấy bạn thiếu crom. Mặc dù ngủ đủ giấc nhưng bạn vẫn thấy mệt mỏi, yếu đuối. Nếu như tình trạng này kéo dài từ 4-7 ngày, đó có thể là dấu hiệu đáng lo ngại.
- Khả năng mắc bệnh tiểu đường cao: Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, lo lắng quá nhiều (mãn tính), bạn nên gặp bác sĩ để xét nghiệm về khả năng dung nạp glucose của cơ thể. Nếu như nguyên nhân do thiếu crom, thì khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ rất cao và cần chú ý để tránh ngay.
- Yếu cơ, tăng trưởng chậm: Điều này xảy ra ở những người trẻ tuổi. Người ta nghiên cứu rằng những người trẻ tuổi không có đủ lượng crom sẽ tăng trưởng chậm, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi và yếu cơ.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Thiếu crom có thể khiến bạn dễ thay đổi tâm trạng, dễ xúc động, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thiếu crom, bạn cần bổ sung ngay để cơ thể có đủ lượng khoáng chất cần thiết. Đầu tiên, các bạn có thể bổ sung crom thông qua thực phẩm hằng ngày. Một số thực phẩm giàu crom như:
- Thịt, gà và hải sản
- Trứng
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt lanh và chia
- Toàn bộ các loại thực phẩm như gạo và bánh mì
- Trái cây, chẳng hạn như nho, táo, cam và dứa
- Các loại rau như rau bina, bông cải xanh, tỏi và cà chua
- Các loại đậu như đậu, đậu nành và ngô.
Cách thứ 2, các bạn có thể bổ sung crom bằng thuốc. Trường hợp này thì nên có sự hướng dẫn của bác sĩ về tình hình sức khỏe và hàm lượng crom cần bổ sung. Tuy nhiên thì cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như:
- Đối với một số trường hợp, crom có thể sẽ gây ra tình trạng như là nhức đầu, mất ngủ, buồn nôn khó chịu.
- Nếu lạm dụng và sử dụng quá nhiều, có thể gây ra tình trạng thiếu máu, tan máu, suy thận, giảm tiểu cầu hay rối loạn chức năng gan.
Trong một số trường hợp, bạn có thể không thấy tác dụng phụ hoặc dấu hiệu không rõ ràng, không quá nghiêm trọng. Vậy nên nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang thiếu crom. Hãy chú ý để có hướng bổ sung cũng như điều trị đúng cách, tránh để thiếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc hằng ngày.
Nguồn: https://www.newsmax.com/fastfeatures/deficiency-of-chromium-signs/2010/11/10/id/371438/