Mangan là một khoáng chất quan trọng về mặt dinh dưỡng đối với nhiều quá trình trao đổi chất, có vai trò duy trì sức khỏe, bảo vệ xương và giúp chữa lành vết thương. Thiếu mangan là không phổ biến, nhưng những nguy hiểm khi thừa mangan là mối quan tâm.
Mangan là một khoáng chất thiết yếumà cơ thể bạn cần với một lượng rất nhỏ. Cơ thể của bạn chứa khoảng 10 đến 20 miligam mangan, tập trung ở ty thể của các tế bào, chủ yếu ở xương - 25 đến 40% - và gan, não, tụy và thận, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).
Mangan là một đồng yếu tố cho một số enzyme, bao gồm cả mangan superoxide effutase, hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp trung hòa các gốc tự do có thể làm hỏng chất béo trong màng tế bào của bạn, theo Đại học Rochester. Mangan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, cholesterol và axit amin rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển, mangan là cần thiết cho sự hình thành xương, chức năng não và giữ vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản.
Ngoài ra, cùng với vitamin K, mangan đóng vai trò trong quá trình đông máu và chữa lành vết thương.
Theo Đại học Rochester, uống quá nhiều mangan dưới dạng bổ sung sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Triệu chứng thừa mangan bao gồm:
- Ăn mất ngon
- Tăng trưởng chậm
- Gặp vấn đề về sinh sản
- Thiếu máu do mangan cạnh tranh với sắt để hấp thụ.
Do chức năng gan bị suy giảm, những người mắc bệnh gan mạn tính có thể không loại bỏ lượng mangan dư thừa một cách hiệu quả. Sự tích tụ mangan ở những người bị xơ gan hoặc suy gan có thể góp phần gây ra các vấn đề về thần kinh. Dấu hiệu thừa mangan ở nhóm bệnh này là:
- Nhức đầu và mất ngủ
- Mất trí nhớ
- Kỹ năng vận động kém
- Vấn đề tâm thần
- Tổn thương thần kinh không hồi phục gây ra các triệu chứng như bệnh Parkinson (Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân.)
- Gặp vấn đề về sinh sản.
Mangan cũng là một chất độc mạnh nếu bạn tiếp xúc qua đường hô hấp do bụi hoặc khói. Ngộ độc này là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các cá nhân làm việc trong các ngành nghề như khai thác mỏ hoặc hàn. Theo báo cáo của Viện Linus Pauling, độc tính mangan có thể dẫn đến rối loạn thần kinh vĩnh viễn. Mangan hít vào được vận chuyển trực tiếp lên não thay vì đầu tiên được chuyển hóa ở gan.
Các triệu chứng của loại độc tính này có thể xuất hiện chậm, trong khoảng thời gian từ vài tháng đến nhiều năm. Độc tính mangan có thể bắt đầu với các triệu chứng như:
- Triệu chứng tâm thần
- Cáu gắt
- Dễ xúc động
- Gây ảo giác.
Khi thừa mangan quá nghiêm trọng, có thể phát triển nhanh gây ra các rối loạn thần kinh tương tự như các triệu chứng của bệnh Parkinson, bao gồm:
- Run rẩy
- Đi lại khó khăn
- Co thắt cơ mặt.
Độc tính mangan cũng có thể là do nước uống có chứa hàm lượng khoáng chất cao, chẳng hạn như nước giếng khoan. Viện Linus Pauling cho rằng mangan trong nước uống có thể dễ hấp thu hơn mangan trong thực phẩm. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy lượng mangan từ nước uống có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, tương tự như bệnh Parkinson.
Trẻ em tiếp xúc với lượng mangan cao trong nước uống có thể bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi. Linus Pauling báo cáo bằng chứng cho thấy những đứa trẻ này có điểm số thấp hơn đáng kể trong các bài kiểm tra chức năng trí tuệ.
Một cơ thể khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ hàm lượng khoáng chất cần thiết, không quá nhiều hay quá ít. Mangan cũng vậy, tuy là khoáng chất vi lượng với hàm lượng khá ít, nhưng các bạn cũng nên chú ý, tránh để dư thừa, bởi thừa mangan sẽ khiến cơ thể gặp rất nhều vấn đề nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và cả cuộc sống.
Nguồn: https://www.livestrong.com/article/520170-taking-too-much-manganese/