Kiệt sức vì công việc bạn đang làm là lý do hàng đầu khiến mọi người từ bỏ thậm chí ngay cả khi công việc đó là đam mê.
Tình trạng căng thẳng do làm việc quá sức xảy ra thường là kết quả của sự không đồng nhất giữa đầu vào và đầu ra. Cảm thấy bản thân bị kiệt sức khi thực hiện quá nhiều công việc mà không nhận được những thành quả tương xứng với sự nỗ lực của bạn.
Khi làm việc quá sức bạn thường không có thời gian để chăm sóc bản thân và những dấu hiệu này đều khiến bạn nên cảnh giác với sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.
Nếu làm việc quá sức sẽ khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của bạn. Dù bạn có mắc bệnh gì, đau lưng, trầm cảm, bệnh về tim hay bị béo phì hoặc thậm chí dấu hiệu cảnh báo bạn đang làm việc quá sức là khi bạn thường xuyên bị ốm.
Công việc trở thành nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn yếu hơn trước kia. Khi công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì bạn nên giải quyết vấn đề sức khỏe của mình bằng cách không để bản thân làm việc quá sức.
Stress tạo sức ép lên vùng vỏ não trái trước trán, đây là bộ phận não chịu trách nhiệm chức năng điều hành. Nếu chức năng điều hành bị ảnh hưởng thì khả năng ghi nhớ, kỹ năng đưa ra quyết định và kiểm soát cảm xúc, sự tập trung của bạn sẽ yếu hơn.
Nếu cảm thấy bản thân thay đổi, mắc những lỗi sai đơn thuần thì bạn cần kiểm tra lại liệu có phải khối lượng công việc hiện tại quá lớn và bạn có đang làm việc quá sức hay không để tránh tình trạng kiệt sức do làm việc quá sức gây ra.
Khi tình trạng căng thẳng gây ra những ảnh hưởng tới tất cả mọi việc bạn đang làm đặc biệt là cách bạn tương tác với người xung quanh thì bạn cần kiểm soát tình trạng này.
Thường khi làm việc quá sức dễ khiến bạn trở nên cáu gắt với người khác hơn, dễ mất kiểm soát và có xu hướng vướng vào các mâu thuẫn ngớ ngẩn đối với thành viên trong gia đình hay đồng nghiệp.
Thực tế, làm việc quá sức có thể khiến bạn trở thành một người tiêu cực. Khi phát hiện ra bản thân đang tập trung vào các khía cạnh không hay nếu xuất hiện tình huống.
Nếu bạn liên tục đánh giá người khác và cảm thấy hoài nghi về động cơ của họ và cho rằng họ đang làm vì lợi ích riêng của bản thân thì suy nghĩ tiêu cực đã ảnh hưởng đến bạn.
Bản chất việc làm việc sẽ đem lại cho con người một vài lợi ích. Tuy nhiên, nếu làm việc quá sức sẽ làm suy giảm mức độ hài lòng của con người xuống.
Lúc này dù là các dự án hay con người thú vị cũng đều khiến bạn không còn cảm thấy thích thú, phấn chấn. Điều này đang chứng tỏ rằng bạn gặp phải khó khăn và dù cố gắng đến mấy cũng luôn cảm giác thấy mình không đạt được gì.
Mỗi người khi bắt đầu công việc đều hứng thú, cảm thấy vui vẻ, thoải mái với công việc bản thân lựa chọn. Nhưng theo thời gian động lực từ công việc không còn, nếu làm việc quá sức bạn sẽ phải cố gắng chiến đấu. Điều này khiến động lực làm việc bình thường bị mất đi.
Khi làm việc quá sức, dù khối lượng công việc bạn làm nhiều nhưng thành tích làm việc và hiệu quả làm việc thường không cao. Quản lý hiệu quả công việc quan trọng, do đó nên kiểm tra kết quả công việc hàng tháng, hàng năm của bản thân. Nếu hiệu quả công việc liên tục giảm thì bạn cần xem liệu có phải mình đang làm việc quá sức hay không.
Khối lượng công việc quá lớn khiến bạn liên tục phải đem việc về nhà. Ngay cả lúc nằm trên giường hay chuẩn bị đi ngủ áp lực công việc vẫn khiến bạn lo lắng. Điều này cho thấy rằng bạn đang phải làm việc quá sức.
Tình trạng làm việc quá sức khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc quá sức là khi thức dậy vào buổi sáng bạn không hề có năng lượng và phải uống quá nhiều caffein giúp tinh thần tỉnh táo để làm việc.
Cả ngày làm việc, bạn không có thời gian dành cho bản thân mình. Khối lượng công việc nhiều khiến khả năng kiểm soát công việc của bạn bị giảm.
Nếu có những dấu hiệu trên chứng tỏ bạn đang làm việc quá sức. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì bạn chỉ cần sắp xếp và thay đổi lại cách làm việc của mình để công việc hiệu quả và giảm bớt áp lực.
Cơ thể con người là khối thống nhất, nếu làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Vì thế cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh, tránh những tác động gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh.
Để không làm việc quá sức bạn có thể thực hiện một số yêu cầu sau:
- Nên đảm bảo giấc ngủ hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn hồi phục khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Nên giữ tâm hồn được thanh thản, tránh để bạn không bị lo âu.
- Lưu ý thực hiện chế độ làm việc hợp lý hơn.
Ngoài việc phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh bạn cần phải xen kẽ việc học tập và lao động cùng với nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình học tập và lao động để tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh. Do đó bạn không nên làm việc quá sức, thức quá khuya.