Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ là điều vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời.

Trẻ em có thể mắc phải bệnh tay chân miệng bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè, điều kiện thời tiết nóng ẩm là lúc có điều kiện tốt nhất cho virus gây bệnh phát sinh, nhanh chóng lây lan thành dịch. Hầu như mỗi năm đều có ít nhất 1 đến 2 lần bùng phát dịch tay chân miệng với số lượng trẻ mắc phải không hề nhỏ.

Tay chân miệng là bệnh có những diễn biến khó đoán trước. Thông thường trẻ hay biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ nhưng những diễn biến chuyển nặng của bệnh đôi khi lại đến rất nhanh, chỉ trong vài giờ. Có những trường hợp bệnh chuyển biến xấu dẫn đến bé bị sốc, viêm mão, viêm cơ tim, thậm chí là phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Ảnh 2.

Hàng năm đều có khoảng 1-2 lần bùng phát dịch tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)

Việc phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời, quyết định trình trạng lành bệnh của trẻ có diễn ra sớm hay không. Đây là bệnh có những dấu hiệu nhận biết khá dễ phát hiện, thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết và có thể nhận ra con đang bị bệnh từ sớm. 

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ cần chú ý quan sát và phát hiện trong quá trình chăm sóc con:

1. Phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ từ sớm

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ nhìn thấy và có những biểu hiện sớm nhất là sốt và có những tổn thương ở niêm mạc da. Trẻ thường sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 38 độ. Một số vị trí niêm mạc như trong miệng, lưỡi, bàn tay, bàn chân xuất hiện những vết dát đỏ và mụn nước li ti. 

Đây là những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đầu tiên mà bố mẹ cần khá tinh ý mới có thể phát hiện ra.

Ảnh 3.

Mụn nước là những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ thấy nhất (Ảnh: Internet)

Một số trường hợp bố mẹ thấy con quấy khóc, xuất hiện những vết mụn nước li ti đã đưa con đến cơ sở ý thế nhưng không được chuẩn đoán chính xác và cho rằng đây là viêm họng cấp. Bệnh tay chân miệng có những biểu hiện ban đầu dễ nhầm lần với những bệnh khác. Vì vậy, nếu bố mẹ nghi ngờ con mắc tay chân miệng, hãy đưa con đến bệnh viện và yêu cầu xét nghiệm để có kết quả chính xác con có bị bệnh hay không.

Thậm chí có những bé chỉ sốt, quấy khóc, bỏ ăn. Do bố mẹ nghi ngờ con bị bệnh gì đó nên cho con nhập viện. Sau khi nhập viện và theo dõi 1-2 ngày thì bé mới bắt đầu có những bọng nước li ti ở cổ họng, khe bẹn. Những vị trí xuất hiện mụn nước này rất khó để ý, nếu không nhìn thật kĩ sẽ không thể phát hiện ra bệnh.

Đọc thêm:

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ nhỏ 

Những điều cần biết về bệnh viêm màng não

2. Ba dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ cảnh báo diễn biến chuyển nặng

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến những biến nguy hiểm nặng khó đoán. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đang chuyển nặng mà bố mẹ cần tuyệt đối lưu ý.

- Trẻ quấy khóc cả đêm. Nếu trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại vùng dậy quấy khóc, thậm chí quấy khóc rất nhiều thì là một dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đang chuyển nặng mà bố mẹ không thể bỏ qua. Đây đôi khi không phải do những bọng nước khiến bé đau và quấy khóc mà có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm, một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tay chân miệng.

Ảnh 4.

Trẻ quấy khóc liên tục là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đang chuyển nặng (Ảnh: Internet)

- Trẻ sốt trên 38.5 độ trong hơn 2 ngày liên tục, thuốc hạ sốt không có tác dụng chứng tỏ cơ thể bé đang bị nhiễm độc thân kinh ở một mức độ nào đó. Lúc này, bé cần một loại thuốc hạ sốt công hiệu hơn paracetamon.

Ảnh 5.

Bố mẹ hãy lưu ý khi trẻ sốt cao liên tục (Ảnh: Internet)

- Giật mình cũng là một biểu hiện phổ biến của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ hãy chú ý quan sát nếu con thường xuyên giật mình trong giấc ngủ nhé.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên