Chu kỳ nguyệt san ở phụ nữ thường xảy ra mỗi tháng một lần, thế nhưng chu kỳ nguyệt san này đột nhiên biến mất trong 2 hay 3 tháng, mà không phải do mang thai, thì rất có thể là cơ thể bạn đang thiếu cân bằng hoóc-môn. Ngoài ra, những yếu tố khác như tập thể dục quá sức, ăn kiêng khắt khe, stress, hay sử dụng đồ uống có cồn cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Do đó, khi nhận thấy kỳ đèn đỏ của mình có dấu hiệu bất thường, bạn hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra nhé!
Chu kỳ nguyệt san ở phụ nữ thường xảy ra mỗi tháng một lần - Ảnh: Internet
Nếu xuất hiện tình trạng này, thì rất có thể là bạn đã bị lạc nội mạc tử cung (endometriosis), đây là triệu chứng mà các tế bào phát triển ngược ở bên ngoài, dẫn đến cơn đau nghiêm trọng ở xương chậu. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định, mà nó có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào.
Nếu không phải bạn đang ở chu kỳ kinh nguyệt mà vẫn có hiện tượng ra máu đó chính là dấu hiệu bất thường ngày đèn đỏ, khi đó nguyên nhân có thể là bạn đã bị u nang tử cung hay vi khuẩn gây viêm nhiễm hoặc dấu hiệu báo trước bệnh ung thư phát triển.
Nếu xuất hiện hiện tượng băng huyết nhiều tới mức không thể kiểm soát được, thì rất có thể là một biểu hiện của bệnh lý như u xơ tử cung hoặc lớp nội mạc tử cung quá dày. Do đó, bạn phải tới gặp bác sĩ khẩn cấp nếu thấy trường hợp này xảy ra.
Chu kỳ "đèn đỏ" có thể gây ra nhiều phiền toái cho chủ nhân của chúng, như chán ăn, tâm trạng thất thường, cảm giác mất kiểm soát. Những triệu chứng này xuất hiện trong 1 tuần trước ngày "đèn đỏ", tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài tới cả tháng thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Chu kỳ "đèn đỏ" có thể gây ra nhiều phiền toái cho chủ nhân của chúng - Ảnh: Internet
Hoóc-môn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ nguyệt san, bởi các hoóc-môn có cơ chế làm việc tương tác lẫn nhau. Ngoài ra, hooc-môn cũng có thể gây ra tình trạng tiền nguyệt san, khiến cho các bệnh tiểu đường, viêm khớp càng trở nên trầm trọng. Do đó bạn cần đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ngày đèn đỏ.
Nếu bạn muốn điều hòa kinh nguyệt, thì hãy nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập điều độ, bởi khi đó sẽ giúp chu kỳ ổn định hơn, không chỉ vậy còn làm giảm bớt những triệu chứng tiền kinh nguyệt khó chịu. Dưới đây là một số mẹo làm dịu cơn đau bụng trong chu kỳ kinh sau:
- Trong kỳ nguyệt san bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, bạn cũng có thể pha gừng, mật ong hoặc pha trà thảo dược để sử dụng.
- Cần phải tránh vận động mạnh, kể cả bộ môn yoga đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai thường ngày hay áp dụng.
- Bạn cần và nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm bất động một chỗ như vậy mới tốt.
- Bên cạnh đó bạn cần giảm bớt chế ăn đồ cay, nóng..
- Bạn cũng có thể uống vitamin E 2 ngày trước ngày có kinh và không được uống thức uống có gas, cồn hay caffeine vì sẽ làm đau bụng trong kỳ nguyệt san.
- Bạn cần nhớ sử dụng thuốc giảm đau trong kỳ nguyệt san chỉ là tạm thời, không nên lạm dụng.