Những công dụng của nước mía đối với bà bầu

Những công dụng của nước mía đối với bà bầu
Nhiều bà bầu rất thích uống nước mía nhưng lại không biết công dụng của nước mía là gì. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn những công dụng của nước mía đối với bà bầu.

1. Mang thai có nên uống nước mía hay không?

Uống nước mía trong thời gian mang thai giúp bà bầu có thêm năng lượng chăm sóc thai nhi và còn làm đẹp da, chống lại các hiện tượng lão hóa trên da. 

Do đó, mẹ bầu mang thai ba tháng hoàn toàn có thể uống nước mía nhưng cần uống với một lượng vừa đủ để không ảnh hưởng đến chính mẹ và thai nhi.

Trong trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì việc uống nước mía có thể khiến các triệu chứng nghén trầm trọng hơn và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. 

Ảnh 2.

Mang thai có nên uống nước mía hay không? (ảnh Internet).

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nghén ngọt cũng nên lưu tâm đến việc sử dụng đồ uống chứa đường như nước mía, bởi khi sử dụng quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2. Những công dụng của nước mía đối với bà bầu

Ảnh 3.

Công dụng của nước mía vời bà bầu là gì? (ảnh Internet).

2.1. Cung cấp Vitamin và khoáng chất cần thiết

Bên cạnh thành phần chính là chất đường, nước mía còn chứa nhiều canxi, sắt, kali, đồng, magie..., một trong những công dụng của nước mía đối với bà bầu là có chứa các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, tất cả đều rất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ bầu. Ngoài ra, trong nước mía còn cung cấp một lượng protein cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Theo các bác sĩ, những lúc mẹ bầu mệt mỏi, chán nản nên uống một ly nước mía để cải thiện tốt hơn tâm trạng của mình. Bởi lượng đường trong nước mía có thể cung cấp một nguồn năng lượng giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

2.2. Bảo vệ da khỏe mạnh

Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai kéo theo nhiều sự thay đổi của làn da, da đổi màu, sạm da, và xuất hiện nhiều nốt mụn trên da. Có trường hợp là mụn ẩn, mụn đầu đen nhưng cũng có nhiều trường hợp là mụn bọc, sưng đỏ khiến mẹ bầu lo lắng, bất an. 

Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng như trên, chắc chắn bạn sẽ rất vui mừng khi biết rằng chất axit hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da. Do đó, mẹ bầu nên uống nước mía trong ba tháng đầu thai kỳ. 

Ảnh 4.

Nước mía giúp bảo vệ da khỏe mạnh (ảnh Internet).

 2.3. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Một công dụng của nước mía đối với bà bầu đó là trong nước mía có chứa hàm lượng cao Vitamin C, một chất chống oxi hóa, tăng cường sức đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng uống nước mía có thể phòng ngừa được ung thư hiệu quả, nhất là ung thư vú và ung thư tuyết tiền liệt.

2.4. Cải thiện tình trạng táo bón

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm bỏ nỗi ám ảnh này qua một bên bởi chất kali có trong nước mía được coi là một loại thuốc trị táo bón hiệu quả. 

Kali giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày cũng như nhiều cơ quan tiêu hóa khác - đây chính là công dụng của nước mía đối với bà bầu mà bạn cần ghi nhớ.

2.5. Cải thiện tình trạng ốm nghén

Một ly nước mía hòa với một chút nước gừng chính là bài thuốc giảm chứng ốm nghén hiệu quả dành cho bà bầu. 

Ảnh 5.

Nước mía giúp cải thiện tình trạng ốm nghén ở bà bầu (ảnh Internet).

3. Những lưu ý khi uống nước mía trong thai kỳ

Nước mía có rất nhiều công dụng của nước mía đối với bà bầu nhưng đồng thời cũng đi kèm với nhiều tác hại. Nếu sử dụng quá nhiều nước mía, dẫn đến hấp thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Bên cạnh đó, nếu uống nhiều nước mía, bà bầu rất dễ tăng cân nhanh không những có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin khi giao tiếp.

Dưới đây là một số lưu ý đối với bà bầu khi sử dụng nước mía:

- Theo các bác sĩ khuyến cáo, trong ba tháng đầu thai nghén, thai phụ khi đang buồn nôn, đang nôn thì không nên uống nước mía một hơi dài. Các mẹ bầu có thể chia thành 2 lần hoặc sử dụng mía khúc. Nhai mía cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, nhạt miệng cho chị em. .

– Bà bầu không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Bởi nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp buồn nôn nhiều, bạn có thể cho một ít gừng tươi vào nước mía có thể làm hạn chế cảm giác buồn nôn.

Ảnh 6.

Nhai mía có thể giảm triệu chứng buồn nôn của bà bầu (ảnh Internet).

 – Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

Ngoài ra, khi uống nước mía, mẹ bầu phải biết chắc ly nước mía ấy đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.

Trên đây là tổng hợp những công dụng của nước mía đối với bà bầu và những lưu ý khi bà bầu sử dụng nước mía trong thời gian mang thai. 

Chúc mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh! 


Tác giả: Yến Anh