Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây bệnh của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do không thể tự sinh sản hoàn toàn, Hp thường phải thông qua các con đường lây nhiễm để gia tăng số lượng. Điều này càng đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng khi khả năng gây hại của loại vi khuẩn này rất nghiêm trọng.
Điều đó dẫn tới việc tìm hiểu con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp là rất quan trọng.
Con đường dạ dày – dạ dày là con đường lây lan vi khuẩn Hp phổ biến nhất hiện nay. Dẫu vậy, rất nhiều người lại không biết tới tình trạng này và lơ là nó.
Con đường lây lan này thường do quá trình thăm khám nội soi dạ dày không đảm bảo. Dụng cụ tiến hành nội soi và chẩn đoán bệnh người nhiễm vi khuẩn Hp không được vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn còn lại trên dụng cụ tích tụ lại và tiếp tục tồn tại trên thiết. Khi tiếp xúc với bệnh nhân thăm khám mới, chúng lại lây nhiễm sang họ.
Vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dạ dày con người mà còn xuất hiện ở tuyến nước bọt và khoang miệng của các bệnh nhân chứa chúng. Chúng tập trung cư trú quanh các kẽ răng hay mảng bám răng, vốn là nơi khó để kem đánh răng, các chất tẩy rửa có thể thâm nhập.
Vậy nên, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm trong cộng đồng hoặc nhóm người qua việc tiếp xúc trực tiếp các vật dụng cá nhân, ly nước, bàn chải, bát,… Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này cũng có thể truyền qua nhau thông qua tiếp xúc miệng – miệng trực tiếp khi hôn nhau hay lúc mẹ mớm thức ăn cho con.
Tỷ lệ lây nhiễm qua con đường dạ dày – miệng khá thấp. Tuy nhiên, con đường này lại có các biểu hiện với nhiều bệnh lý khác nhau khiến người khác nhầm lẫn.
Các trường hợp bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp thường có các biểu hiện đi kèm như buồn nôn, ợ chua, ợ hơi,… Chúng xuất hiện do vi khuẩn Hp đang cố gắng trào ngược thoát ra môi trường bên ngoài thông qua đường dạ dày. Để phòng ngừa tình trạng này, bệnh nhân cần vệ sinh thân thể sạch sẽ và thường xuyên. Các hoạt động khử trùng cũng cần làm thường xuyên để hạn chế tình trạng lây lan sang người xung quanh.
Con đường phân – miệng là con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp một cách gián tiếp. Vi khuẩn từ phân của người nhiễm vi khuẩn Hp khi tiếp xúc với người không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh sẽ ngay lập tức tấn công người đó ngay lập tức.
Một đường khác xuất phát từ côn trùng. Các động vật trung gian như gián, ruồi, chuột,…lây vi khuẩn Hp từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc bám vào thức ăn không được bảo quản cẩn thận.
Không dùng chung đồ với người khác là cách phòng ngừa bị vi khuẩn Hp lây nhiễm phổ biến (Ảnh: Internet)
Để ngăn ngừa con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, bạn nên chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt dựa trên vài đặc điểm dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Hạn chế thói quen gắp thức ăn cho người khác và chọc ngoái thức ăn bằng đũa hoặc thìa của mình.
- Khi phát hiện mình nhiễn vi khuẩn Hp, bạn tuyệt đối tránh việc nhai mớm cho trẻ em và hôn với người khác.
- Vệ sinh nhà cửa và động vật thường xuyên.