Những con đường lây nhiễm của bệnh viêm họng hạt

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những con đường lây nhiễm của bệnh viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt có khả năng lây nhiễm hay không? Những đường lây nhiễm viêm họng hạt như thế nào là một vấn đề khiến người bệnh vô cùng hoang mang và lo lắng bởi ngoài những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, việc chữa dứt điểm bệnh cũng là điều vô cùng khó khăn.

1. Viêm họng hạt là bệnh gì?

Viêm họng hạt được hiểu là tình trạng viêm họng mãn tính biến đổi từ thể cấp sang. Bệnh bị đi bị lại nhiều lần khiến các hạt lympho trong họng bị to dần lên thành các hạt có kích thước khác nhau, có thể quan sát được bằng mắt thường.

Người bị viêm họng hạt mệt mỏi, đau rát, ngứa họng, nuốt khó, luôn cảm thất trong cổ họng vướng như có dị vật, ho khan sau chuyển thành ho có đờm lâu ngày, có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng kèm theo đau tai và nổi hạch ở cổ.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng hạt là do vi khuẩn và virus gây ra. Ban đầu, chúng tấn công niêm mạc họng, phá hủy tế bào niêm mạc họng, gây viêm họng cấp. Khi đó, rất nhiều người chủ quan nghĩ rằng không có gì đáng lo ngại nên không chữa trị kịp thời hoặc chữa không khỏi triệt để khiến bệnh tái phát nhiều lần, chuyển sang thể viêm họng hạt mãn tính khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm chi tiết:  Viêm họng hạt là gì?

2. Viêm họng hạt có lây không?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm họng hạt là các loại vi khuẩn và virus. Khi những tác nhân này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám rễ vào niêm mạc họng và phá hủy toàn bộ tế bào niêm mạc họng.

Các đường lây nhiễm viêm họng hạt thường do các yếu tố khách quan. Đối với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng hạt do vi khuẩn thì khả năng lây nhiễm chỉ là con số nhỏ. Nhưng đối với trường hợp viêm họng hạt xuất hiện do sự tác động gây viêm nhiễm và hình thành nên bệnh của các loại virus thì khả năng lây nhiễm là vô cùng cao. Theo đó các loại virus sẽ di chuyển từ cơ thể người này sang cơ thể người khác thông qua đường hô hấp.

Bệnh viêm họng hạt sẽ kéo theo triệu chứng ho khan, ho có đờm một cách thường xuyên và vô cùng dai dẳng. Nên khi xảy ra những triệu chứng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát tán ngay trong không khí và có khả năng di chuyển nhanh trong một diện tích nhất định. Theo đó nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm họng hạt thì khả năng bị lây nhiễm là vô cùng cao.

3. Các đường lây nhiễm viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt cũng như các tác nhân gây hại có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác qua. Có 2 đường lây nhiễm viêm họng hạt chính:

3.1. Bệnh viêm họng hạt lây lan khi tiếp xúc trực tiếp

Đa số những bệnh nhân bị viêm họng hạt đều bị lây nhiễm từ tác nhân virus có trong không khí tấn công vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Mặt khác sức lan tỏa trong không khí của những tác nhân gây hại này tương đối rộng, chúng tồn tại ngay trong môi trường sống nên những đối tượng mà người bệnh thường giao tiếp đều có khả năng bị lây nhiễm cao nhất là đối với những bệnh nhân có sức đề kháng yếu.

Ngoài ra đường lây nhiễm bệnh viêm họng hạt còn trực tiếp qua nước bọt, đờm khi bệnh nhân ho và dịch mũi.

3.2. Bệnh viêm họng hạt lây lan nhanh khi tiếp xúc gián tiếp

Việc sử dụng chung những vật dụng ăn uống trong gia đình và những đồ dùng cá nhân đều có khả năng bị lây nhiễm. Cụ thể như: Quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng, ly uống nước, chén đũa… đều tồn tại những tác nhân gây hại trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt đã tiếp xúc vào chúng. Đây là đường lây nhiễm viêm họng hạt mà các bệnh nhân ít khi ngờ tới.

Theo đó bệnh nhân viêm họng và những người xung quanh đều phải đặc biệt lưu ý để giảm tối đa khả năng mắc phải căn bệnh khó điều trị này.

4. Một số biện pháp phòng bệnh tránh viêm họng hạt phổ biến

Như đã nói ở trên, các đường lây nhiễm viêm họng hạt có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp nên cần phải có biện pháp phòng chống hiệu quả.

- Thường xuyên súc miệng hầu họng bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn có hại sinh sổi phát triển trong họng.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

- Không dùng chung đồ cá nhân với người bị viêm họng hạt như bàn chải đánh răng, khăn mặt,… do dùng chung có thể bị lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

- Rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường bụi bẩn, không khí ô nhiễm.

- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ ổn định.

- Giữ ấm cơ thể.

- Có chế độ ăn uống khoa học, đẩy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch phòng chống được viêm họng hạt và nhiều bệnh tật khác.

- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề các đường lây nhiễm viêm họng hạt. Những thông tin quan trọng này sẽ giúp người bệnh có thể biết được bệnh viêm họng hạt có lây nhiễm hay không, lây qua đường nào và cách phòng ngừa bị lây nhiễm. Điều này sẽ giúp hạn chế được khả năng mắc bệnh và hứng chịu nhiều triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm họng hạt gây nên trong một thời dài.


Tác giả: Thanh Hoa