Những chỉ số trong xét nghiệm viêm gan B

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những chỉ số trong xét nghiệm viêm gan B
Khi có những dấu hiệu mắc bệnh viêm gan b nhiều người lo lắng không biết mình nên làm xét nghiệm nào? Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm để đánh giá chức năng của gan, mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với người bệnh.

1. Những chỉ số xét nghiệm viêm gan B

Các bác sĩ sẽ tiến hành 02 xét nghiệm sau đây dể phát hiện virus HBV ở người bệnh và kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với loại virus này:

- Xét nghiệm HBsAg: Là xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B giúp xác định người bệnh có nhiễm virus không. Nếu kết quả dương tính (+), bệnh nhân đã nhiễm virus HBV. Đối với bệnh nhân xét nghiệm thấy HBsAg dương tính (+) trên 6 tháng có nghĩa là bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính.

- Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là xét nghiệm kiểm tra miễn dịch bảo vệ sau khi bệnh nhân tiêm vắc-xin hoặc sau viêm gan B tự hồi phục. Nồng độ Anti-HBs >10mUI/ml được tính là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.

Nếu đã xác định bệnh nhân có nhiễm virus, cần làm thêm các xét nghiệm khác như: HbeAg, Anti-HBE, Anti-HBc, Anti-HBc IgM, men gan AST, ALT để đánh giá số lượng virus, khả năng nhân lên của virus, chức năng gan... theo chỉ dẫn của bác sĩ, từ đó đưa ra phương án điều trị tiếp theo.

Do chưa có nhiều kiến thức về bệnh, không chú ý đến những dấu hiệu ban đầu nên nhiều bệnh đã không thăm khám và điều trị viêm gan B từ sớm. Nhất là với viêm gan B cấp tính, mặc dù bệnh có thể tự hồi phục nếu phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị tích cực. 

Theo PSG.TS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành – Bệnh viện Thu Cúc: "Việc phát hiện viêm gan B ngay từ khi mới lây nhiễm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị. Ở giai đoạn cấp tính, nếu được phát hiện, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các hành vi nguy cơ, tiếp xúc với bệnh nhân, tăng cường dinh dưỡng hàng ngày và uống thuốc theo chỉ định thì 90% bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh và không chuyển sang mạn tính. 

Vì thế mà chúng tôi vẫn đưa ra lời khuyên cho mọi người đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người sử dụng rượu bia, người có người thân mắc viêm gan B, … nên đi khám sức khỏe định kỳ 1- 2 lần mỗi năm để tầm soát viêm gan B. Với những bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B mạn tính, phải theo dõi, kiểm tra định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để đánh giá chức năng gan cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh, kiểm soát tốt các biến chứng xơ gan, ung thư gan"

Mọi người thường rất lo lắng khi mình hoặc người thân có nhiều biểu hiện của bệnh viêm gan B, không biết liệu mình có nhiễm viêm gan B không? Do đó việc khám để thực hiện các xét nghiệm về viêm gan B là điều cần thiết để kiểm tra sớm và toàn diện phát hiện bệnh. Tránh tâm lý hoang mang lo lắng và có phác đồ điều trị kịp thời không để bệnh diễn biến nặng hơn.

2. Viêm gan B – Bệnh lý nguy hiểm dễ lây lan

Viêm gan B là bệnh lý về gan khá phổ biến do siêu vi viêm gan B (HBV) gây nên. Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm gan B lên đến 20% đe dọa không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm lớn. tùy từng lứa tuổi mà khả năng mắc viêm gan B là khác nhau.

Viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: đường tình dục, từ mẹ sang con, lây nhiễm qua đường máu khiến virus tấn công vào cơ thể người lành và gây bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu của bệnh lại không rõ ràng, vì vậy bệnh nhân lại không biết mình nhiễm virus khiến việc điều trị bị trì hoãn và lây lan cho chính người thân của họ.

Viêm gan B dễ lây lan nhất là ở những bệnh nhân không biết mình mang virus. Chính vì người mắc bệnh không biết mình mang bệnh nên bệnh viêm gan B càng dễ lây lan hơn. 

Được biết, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan là rất cao. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu, viêm gan B cấp tính có thể được điều trị khỏi hoặcngười mắc bệnh viêm gan B mạn tính cũng được kiểm soát để tránh lây nhiễm và chuyển biến xấu.


Tác giả: Mai Hương