Trào ngược là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng các dịch axit, dịch mật từ dạ dày tràn lên thực quản. Trào ngược dạ dày có hai loại, loại ít xảy ra hơn gọi là trào ngược sinh lý, thường là sau khi ăn no, trào ngược diễn ra không quá 2 phút, không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Loại hai là trào ngược dạ dày thực quản. Nếu tần suất xảy ra trào ngược ngày càng tăng, thời gian trào ngược kéo dài, kèm theo đau tức ngực, khó nuốt…
Đây là hình ảnh của trào ngược dạ dày (Ảnh: internet)
Theo thống kê,có hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược dạ dày sinh lý trong 3 tháng đầu đời. Tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ lớn lên (trên 12 -18 tháng tuổi), nhờ những cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc hơn.
Tuy nhiên, còn một số trường hợp trào ngược ngày càng nghiêm trọng, trở thành bệnh lý. Gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thực quản, nguy cơ ung thư thực quản hoặc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan...Điều trị trào ngược dạ dày càng sớm càng tốt cho trẻ.
Bình thường, cơ vòng thực quản mở ra khi thức ăn được đưa xuống. Nếu không, nó sẽ đóng kín. Ở trẻ nhỏ, do các bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện, nên các rối loạn đóng - mở có thể xuất hiện, dẫn đến tình trạng trào ngược. hoặc có thể do trẻ uống quá nhanh quá nhiều.
- Biểu hiện bên ngoài: trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn, nôn trớ là biểu hiện chính, thường xuất hiện sau khi bú hoặc sau khi ăn, ợ thường xuyên.
Biểu hiện của trẻ bị Trào ngược dạ dày (Ảnh: internet)
- Biểu hiện ngoài ống tiêu hóa: khò khè, viêm họng; viêm xoang, viêm tai; mòn răng; thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
Dựa trên những dấu hiệu đó bố mẹ cần biết để có phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất cho bé.
Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng không quá nghiêm trọng. Tình trạng sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn.
Tác hại điển hình của trào ngược là nôn, từ chối ăn, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.
Trẻ lười ăn dẫn đến suy dinh dưỡng (Ảnh: internet)
Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên cũng có thể gây các bệnh như ho, viêm họng, răng bị bào mòn, hoặc các bệnh về tai mũi họng.
Trong trường hợp, sau 1 tuổi mà tình trạng trào ngược vẫn xuất hiện thường xuyên thì cha mẹ nên điều trị cho trẻ, vì đây có thể là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản về sau.
Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến để điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là : nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa gồm: thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, có thể kết hợp với thuốc. Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh diễn tiến nặng và gây viêm tế bào… thì mới sử dụng phương pháp ngoại khoa.
Để điều trị trào ngược dạ dày tránh cho trẻ ăn sản phẩm từ bơ và sữa (Ảnh: internet)
Tránh cho trẻ ăn uống quá nhiều một lúc nên cho trẻ bú hoặc ăn uống thành nhiều bữa nhỏ. Khi vừa ăn xong tốt nhất hãy giữa trẻ ở tư thể đứng hoặc ngồi thay vì nằm.
Ngoài ra, người mẹ cũng nên cân nhắc chế độ ăn uống của mình, hạn chế các sản phẩm từ bơ, sữa...
Có thể kê đơn thuốc giúp trẻ giảm trình trạng ợ nóng, giảm nồng độ axit. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo nếu trào ngược không ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ thì không nên sử dụng thuốc. Bởi chúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột và hô hấp.
Tổng hợp