Ung thư máu (hay còn gọi là bệnh bạch cầu hay máu trắng) là một bệnh lý ác tính do sự gia tăng không kiểm soát của tế bào bạch cầu. Khi có sự gia tăng về số lương, khiến chất lượng bạch cầu suy giảm đồng thời, do cơ thể không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, chúng sẽ chuyển sang ăn hồng cầu. điều này làm số lượng hồng cầu giảm dần, dẫn đến thiếu máu.
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, tuy nhiên theo một số nghiên cứu, những đối tượng sau đây có khả năng mắc cao hơn:
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư máu: Tuy chưa có nghiên cứu chính thức về việc ung thư máu có di truyền hay không, nhưng một số yếu tố có tính đột biến có tính di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu : những người mắc hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, suy giảm hệ miễn dịch, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I,...
- Sống và làm việc trong môi trường độc hại: những người thường sống và làm việc trong môi trường có bức xạ cao, phải tiếp xúc với benzen và các dẫn xuất khác đều có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu ví dụ như trong các nhà máy hạt nhân, ác nhà máy lọc dầu, hóa chất hay ngành công nghiệp cao su,…
Tình trạng nổi hạch bạch huyết dưới da hoặc các hạch bạch huyết sưng lớn là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư máu do sự tăng sinh quá mức của tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của bệnh ung thư máu mà có thể thấy bằng mắt thường như:
- Xuất hiện các đốm đỏ hoặc tím trên da
- Chảy máu cam thường xuyên: đây là một dấu hiệu của bệnh ung thư máu do giảm số lượng tiểu cầu, làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
- Sốt cao, nhiễm trùng khó lành
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu
- Đau nhức xương, thường là khớp xương chân, cánh tay, đầu gối.
Nếu có bất kì dấu hiệu nào nói trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để tầm soát ung thư máu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
Hiện nay, một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư máu bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu: phương pháp này sẽ xác định được số lượng cũng như tỉ lệ của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Khi xét nghiệm công thức máu, ở người mắc bệnh ung thư máu sẽ xuất hiện tế bào máu non.
- Xét nghiệm tủy: Để có thể phân loại và xác định các loại tế bào máu có trong tủy thì học tủy là một xét nghiệm cần thiết và bắt buộc. Nếu lượng máu non trong tủy không vượt quá 5% thì ở trạng thái bình thường. Ngược lại, nếu vượt quá 5% thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh.
- Xét nghiệm Immunophenotyping: Để thực hiện xét nghiệm Immunophenotyping thì các bác sĩ phải tiến hành chọc lấy khoảng 2ml tủy rồi xác định và phân loại máu dựa vào "kháng thể đơn dòng".
- Xét nghiệm tế bào di truyền: Bác sĩ lấy khoảng 2ml tủy của người bệnh và tiến hành phân tích để xác định xem có bất thường nào trong nhiễm sắc thể không
- Xét nghiệm dịch não tủy: Bệnh nhân được hút một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng. Lượng dịch não tủy này sẽ được đem đi phân tích và kiểm tra xe hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng không.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, thời gian phát hiện bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị và quan trọng nhất là loại ung thư máu mà bạn mắc phải
Theo một số thống kê, thời gian sống của bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính là 5.5-8 năm nếu ở giai đoạn đầu và khoảng 4 năm nếu ở giai đoạn cuối.
Trong khi đó, với bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lympho ảnh hưởng đến tế bào B là khoảng 10-20 năm trong khi ảnh hưởng đến tế bào lympho T thì tiên lượng xấu hơn. Ngoài ra, nếu mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính thì chỉ sống được 4 tháng tuy nhiên khả năng chữa khỏi ở trẻ em lên đến 80% còn người lớn khoảng 40%.