Sau khi sinh em bé, mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh hậu sản như viêm nhiễm sau sinh và trầm cảm sau sinh. Đây là những bệnh hết sức nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề, do đó bà bầu cần phải biết cách phòng tránh bệnh hậu sản cho tốt.
Hậu sản là khoảng thời gian từ 4 - 6 tuần sau khi sinh con, khi mà cơ thể mẹ còn yếu và có nhiều sự thay đổi sau những vất vả của quá trình mang thai và sinh nở.
Vì vậy, trong khoảng thời gian này, nếu sản phụ không được quan tâm, chắc sóc tốt thì nguy cơ mắc bệnh hậu sản là rất cao.
Theo TS. Lê Hoài Chương, PGĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhiễm khuẩn hậu sản là một tai biến sản khoa thường thấy và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thai phụ tử vong trong các tai biến sản khoa.
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xảy ra sau quá trình sinh em bé, xuất phát từ viêm nhiễm bộ phận sinh dục, sau đó theo ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung hoặc thông qua các thương tổn trong quá trình sinh em bé để thâm nhập và làm tổn hại đến cơ thể người mẹ.
Có những cách phòng tránh bệnh hậu sản nào cho bà bầu? (ảnh Internet).
Đọc thêm:
- Những lời khuyên bổ ích cho mẹ bầu bị táo bón
- Top thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh
Tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là: nhiễm khuẩn tầng sinh môn; nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ; viêm nội mạc tử cung; viêm khúc mạc khu trú...
Dấu hiệu của nhiễm khuẩn hậu sản là: sốt nhẹ hơn 38 độ C; ngứa và đau rát chỗ bị viêm nhiễm; sản dịch có mùi hôi khó chịu; cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp bệnh nặng, sản phụ sẽ có biểu hiện sốt cao, rét run, hạ huyết áp...
Cách phòng tránh bệnh hậu sản này là: sản phụ cần phải giữ sạch vùng kín, hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc các loại dung dịch vệ sinh chuyên dùng, mỗi ngày 3-4 lần và nên dùng băng vệ sinh để thấm dịch sản, không được tự ý thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ thứ gì trong âm đạo đến tránh nhiễm khuẩn.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì sản phụ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng cũng là một lưu ý trong cách phòng tránh bệnh hậu sản cho bà bầu.
Ngoài ra, sau sinh khoảng 1 tuần, bà bầu nên đến các cơ sở y tế khám lại để chắc chắn sức khỏe đã được hồi phục tốt. Nếu thấy xuất hiện những hiện tượng bất thường như đau bụng dữ dội, sản dịch ra không ngừng và có màu đỏ tươi thì sản phụ cần ngay lập tức tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cũng như nhiễm khuẩn hậu sản, trầm cảm là một trường hợp khác của bệnh hậu sản. Khoảng 20% sản phụ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Vì vậy mà một trong những cách phòng tránh bệnh hậu sản cho mẹ chính là gia đình, đặc biệt là người chồng nên để ý đến cảm xúc của mẹ bé.
Bệnh nhận mắc trầm cảm sau sinh thường mất kiểm soát cảm xúc, buồn vui lẫn lộn, hay có cảm giác lo lắng, bất an, ăn uống không thấy ngon miệng. Nhiều trường hợp bệnh nặng hơn, mẹ bầu có thể có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực như tự làm đau bản thân, tự sát hoặc làm tổn hại đến chính con của mình.
Bà bầu mắc bệnh trầm cảm sau sinh có thể tự làm hại chính mình hay con của mình (ảnh Internet).
Do đó, trong quá trình mang thai, bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập thể thao, nghỉ ngơi thoải mái tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và tinh thần căng thẳng. Đặc biệt, sản phụ cần phát hiện và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn sinh dục trước khi sinh em bé.
Sau sinh, bà bầu phải tập làm quen với việc chăm sóc con nhỏ, việc cho con bú, thay tã cho con, thức đêm trông con... do đó luôn cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức. Trong thời gian này, gia đình đặc biệt là người chồng phải quan tâm, chăm sóc, chia sẻ công việc chăm con với vợ của mình để sản phụ có tâm trạng thoải mái, giải tỏa mọi áp lực tinh thần.
Sau sinh là khoảng thời gian biến động của bà bầu, do đó họ cần được gia đình yêu thương và chăm sóc (ảnh Internet).
Ngoài ra, sau khi sinh rất cần một chế độ dinh dưỡng khoa học cho sản phụ để đảm bảo có đủ sữa nuôi con nhỏ đồng thời dần lấy lại sắc vóc. Sản phụ cũng nên vận động nhẹ nhàng để hồi phục sức khỏa nhanh hơn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Hậu sản là gì?
Trên đây là toàn bộ những cách phòng tránh bệnh hậu sản cho bà bầu, chúc bà bầu luôn vui khỏe mỗi ngày!