Khô họng là tình trạng cổ họng bị khô, có thể hơi đau. Đây có thể do thói quen sinh hoạt, ngủ, thời tiết hoặc do bệnh lý. Hầu như khô họng không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khô họng như thế nào?
Khoảng 30 đến 40% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi dị ứng. Khi một người bị dị ứng theo mùa mà tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng,… hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng một chất hóa học histamine.
Phản ứng dị ứng này sẽ gây ra các triệu chứng như: ho, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, ngứa da, miệng hoặc mắt.
Nghẹt mũi có thể khiến bạn thở bằng miệng nên sẽ làm cổ họng bị khô. Chất nhầy dư thừa cũng có thể chảy xuống phía sau cổ họng, được gọi là chảy dịch mũi sau. Điều này có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy đau.
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện triệu chứng như:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, luyện tập thể dục thường xuyên,…
- Tránh các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,… Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ không gian sống thoáng mát.
- Để làm giảm triệu chứng bằng thuốc, mọi người có thể sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi, thuốc corticoid,…
Đọc thêm:
- Đau họng khi nào thì uống kháng sinh?
- Bị ngứa họng thường xuyên cảnh báo bệnh lý gì?
Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trung bình một người trưởng thành sẽ bị cảm lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi năm.
Cảm lạnh có thể khiến cổ họng của bạn đi khô, xước và đau. Ngoài ra, người bệnh gặp thêm các triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt xì, ho, sốt nhẹ, nhức mỏi cơ thể,...
Hầu hết cảm lạnh thông thường sẽ hết trong vài ngày. Nhưng các bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng và giúp cơ thể dễ chịu hơn như:
- Nếu bị đau họng hoặc đau nhức cơ thể, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil)
- Uống nước ấm thường xuyên hoặc dùng trà gừng, mật ong để giữ độ ẩm cho họng.
- Sử dụng thuốc xịt mũi để làm giảm đau họng
- Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp mũi, họng không bị khô.
Cổ họng khô, ngứa hoặc đau có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus cúm gây ra. Theo CDC, các triệu chứng cúm thường bắt đầu trung bình sau 2 ngày sau khi một người tiếp xúc với virus cúm.
Ngoài khô họng, cúm còn gây ra một vài triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi, viêm họng.
Cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Vì vậy, khi bị cúm, mọi người cũng không nên chủ quan mà cần có hướng điều trị kịp thời.
Để làm giảm triệu chứng khô họng và các triệu chứng khác khi bị cúm, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Dùng kẹo ngậm để giúp giảm ho, ngứa hoặc khô cổ họng
- Uống nhiều nước, đặc biệt nên uống nhiều nước ấm, có thể dùng trà gừng, mật ong, chanh,...
- Súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và 1/2 thìa muối.
- Nếu sốt hoặc đau nhức cơ thể có thể dùng hạ sốt hoặc giảm đau, nhưng nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Cổ họng khô, ngứa có thể là triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Đây là căn bệnh thường do nhiễm virus Epstein-Barr gây ra. Bệnh lây truyền phổ biến qua nước bọt khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho.
Bệnh bạch cầu đơn nhân thường được gọi là mono hay "bệnh hôn", ảnh hưởng nhiều đến độ tuổi thanh thiếu niên.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, sưng amidan, đổ mồ hôi đêm.
Mono thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần, nhưng đối với một số người, cơ thể của họ có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây nên. Do đó, kháng sinh không có tác dụng đối với việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp làm giảm triệu chứng của bệnh cũng như tình trạng khô họng:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp tăng cường miễn dịch
- Uống nhiều nước để tránh việc cơ thể mất nước cũng như giữ độ ẩm cho họng. Tốt nhất mọi người nên uống nước ấm hoặc trà.
- Nếu đau họng có thể dùng kẹo ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) để hạ sốt và giảm đau họng. Tuy nhiên, nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ để phù hợp với tình trạng bệnh.
Trào ngược axit dạ dày là tình trạng chất dịch trong dạ dày như axit, dịch vị cùng với thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Triệu chứng của bệnh như ợ hơi, khó nuốt, buồn nôn, miệng đắng, tức ngực, ho và cổ họng bị khô.
Bên cạnh việc dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc ức chế H2, thuốc ức chế bơm proton,... mọi người có thể làm giảm triệu chứng trào ngược axit dạ dày bằng một số biện pháp tại nhà như:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn
- Khi ngủ nên dùng gối cao, như vậy có thể ngăn chặn axit chảy ngược lên thực quản và cổ họng.
- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như thức ăn cay hoặc béo, rượu, caffein, sô cô la, bạc hà và tỏi.
- Duy trì cân nặng vừa phải vì trọng lực lớn có thể gây áp lực lên dạ dày, đẩy axit lên thực quản.
Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng amidan - đây là hai khối u mềm ở phía sau cổ họng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cả virus và vi khuẩn đều có thể là nguyên nhân gây viêm amidan.
Viêm amidan gây ra triệu chứng đau họng, khô họng, amidan sưng và đỏ, xuất hiện mảng trắng trên amidan, sưng hạch bạch huyết ở cổ, khàn giọng, hôi miệng, đau đầu.
Nếu viêm amidan cho vi khuẩn, các bạn có thể dùng kháng sinh để điều trị. Nếu viêm amidan do virus, bệnh có thể khỏi sau 10 ngày. Nhưng để làm giảm triệu chứng và giúp người bệnh dễ chịu hơn, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Uống nhiều chất lỏng. Đồ uống ấm như trà và nước dùng làm dịu cổ họng.
- Súc miệng với nước muối hàng ngày, sáng và tối.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil).
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp làm dịu cơn đau họng hoặc tình trạng khô họng.
- Dùng viên ngậm họng
Khô họng là một trong những triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn (vi khuẩn Streptococcus pyogenes). Đây là một bệnh nhiễm trùng cổ họng làm cho cổ họng đau và khô.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: amidan sưng, đỏ, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, phát ban, buồn nôn, nhức mỏi cơ thể.
Khi bị viêm họng, người bệnh có thể được kê và dùng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc làm giảm triệu chứng ho, sốt. Bên cạnh đó, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như:
- Uống nhiều nước ấm để giữ độ ẩm cho cổ họng, giúp làm dịu triệu chứng đau, khô cổ họng
- Súc miệng bằng nước muối loãng
- Dùng thuốc ngậm ho không kê đơn
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho họng, mũi
- Dùng mật ong hoặc gừng để giảm các cơn đau họng
Ngoài các bệnh lý trên, tình trạng khô họng còn do thói quen thở bằng miệng lúc ngủ, thời tiết hanh khô, cơ thể thiếu nước. Để khắc phục tình trạng khô họng do thói quen này, mọi người chỉ cần thay đổi thói quen như khi ngủ nằm gối cao hơn, nằm nghiêng thay vì nằm ngửa, uống nhiều nước, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Nhìn chung, khô họng là triệu chứng không nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, xảy ra một cách thường xuyên, mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó để có hướng điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: What Causes Dry Throat, and How Is It Treated?