Những cách chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những cách chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng
Để điều trị được bệnh viêm mũi dị ứng thì ngoài việc kết hợp với các phương thuốc chữa trị thì bạn cần phải có kiến thức để có chế độ chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng phù hợp tránh bệnh nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.

1. Một số lưu ý về viêm mũi dị ứng

Trong quá trình chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng bạn cần lưu ý các những điều sau:

- Phương pháp điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc với dị nguyên

- Dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng ngay tại thời điểm đó, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng

- Trường hợp những bệnh nhân bị dị ứng trước khi tiến hành phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để bảo đảm kết quả.

- Không phải bị chảy mũi là dị ứng mũi

- Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm

2. Chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng

Để chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng cả người lớn và trẻ nhỏ thì bạn phải có những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả:

2.1 Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh

Khi chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng cho người bệnh tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng để kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế bệnh nặng. Vì thế, cần đảm bảo không gian nhà ở khô thoáng, không ẩm mốc, hút bụi thường xuyên, hạn chế nuôi chó mèo, diệt gián, loại bỏ nấm mốc, bỏ các vật dụng giày cũ, sách báo cũ....

2.2. Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh

Khi chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng đó là tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Nên đảm bảo để người bệnh mặc đủ ấm, đặc biệt vùng ngực, cổ, mũi, không tắm bằng nước lạnh. Hạn chế các luồng gió lạnh tiếp xúc trực tiếp như gió máy lạnh làm tổn thương niêm mạc mũi.

2.3. Cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng nên cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự tiện lựa chọn thuốc không theo chỉ định không chỉ khiến viêm mũi dị ứng không khỏi mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

2.4. Thay đổi chế độ ăn hàng ngày hợp lý

Khi chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng tại nhà, người bệnh cũng có thể giảm các triệu chứng bằng cách thay đổi một số thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Do thực phẩm cũng có tác động lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Một số thực phẩm giúp giảm các triệu chứng bệnh nhưng cũng có một số thực phẩm khiến bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể:

Các thực phẩm nên ăn khi điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 là một trong những thực phẩm nên bổ sung khi chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng, bởi omega 3 giúp tăng cường sức khỏe, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung các loại thực phẩm, hạt nguyên vỏ giàu vitamin E, C, magie. Sử dụng thức ăn ấm nóng...

Các thực phẩm nên kiêng khi điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Tránh các thức ăn dễ gây viêm, có tính béo, tính hàn như hải sản biển, thịt mỡ, nước đá. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh các thực phẩm gây hại cho sức khỏe, không tốt khi sử dụng thuốc như rượu, bia, thuốc lá. Muốn việc chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng tại nhà có hiệu quả nên kiêng các loại rau củ quả dễ gây dị ứng như thơm, cần tây, đậu phộng, kiwi...

3. Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh mắc bệnh chúng ta cần phải có những cách phòng tránh:

- Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.

- Sử dụng kem giữ ẩm da bôi lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi.

- Đối với những người dị ứng với hoa và lông động vật nên hạn chế trồng hoa và không nên nuôi chó mèo trong nhà.

- Tiến hành Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm tạo không gian nhà thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

- Nếu có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cảm cúm giống nhau nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường được..

- Giữ ấm cơ thể ở những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh.

- Uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng.


Tác giả: Phương Nguyễn