Những biến chứng viêm phổi nguy hiểm ở người cao tuổi

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những biến chứng viêm phổi nguy hiểm ở người cao tuổi
Viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở người già và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi vô cùng nguy hiểm.

Bệnh phổi là một bệnh rất thường gặp ở những người già, và cũng dễ nặng lên hơn so với người trẻ. Bệnh thường kéo dài hơn, dễ tái phát hơn, dễ tiến triển thành mạn tính, kể cả giãn phế quản và có những biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi rất nguy hiểm.

1. Biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi biểu hiện như thế nào?

Hệ miễn dịch ở người cao tuổi thường rất kém nên dễ mắc một số bệnh, trong đó có viêm phổi. Khi mắc bệnh, cơ thể bắt đầu có những triệu chứng thường gặp như một căn bệnh thông thường như: sốt nhẹ, ít ho, thở nhanh, thở gấp…

Chính vì triệu chứng không đặc biệt nên sinh ra tâm lý chủ quan, dẫn đến bệnh tiến triển ngày một nghiêm trọng hơn. Những biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi thường thấy đó chính là:

- Suy hô hấp: các cơn ngạt khí, khó thở, thở khò khè xuất hiện nhiều hơn dần khiến bệnh nhân bị suy hô hấp và có thể tử vong ngay sau đó. 

- Tại vùng phổi, các virus lan rộng đến nhiều thùy phổi hủy hoại từ từ các chức năng, môi tím tái, mạch đập nhanh và khó thở nhiều hơn. 

-  Vùng ngực là khu vực gần nhất bị ảnh hưởng của bệnh viêm phổi, làm các cơn sốt liên tục, tràn dịch màng phổi, đau trước tim…

Tuy những triệu chứng trên không thường gặ, nhưng khi xảy ra những biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị sớm, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

2. Điều trị như thế nào khi gặp biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi?

Để điều trị biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi, tùy theo vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ, bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc phù hợp:

- Kháng sinh được sử dụng để điều trị biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi có thể là nhóm penicillin, macrolid, aminoglycoside, phenicol,… Kèm theo đó là các loại thuốc chống viêm, thuốc ho long đờm, giảm phế quản, thuốc trợ tim, loại điện giải như dung dịch Nacl 9%, lactat, glucose 5%,… 

- Đồng thời, cần cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, đường, vitamin, muối khoáng… và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

3. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng viêm phổi ở người già ?

Để bệnh viêm phổi không phát triển nặng và mau chóng bị đẩy lùi các biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh như sau:

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.  Nhất là sau khi xì mũi, đi vệ sinh, trước khi ăn uống.

- Không nên hút thuốc lá. Khó thuốc có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc nhiều chứng bệnh nan y khác. 

- Đeo khẩu trang khi vệ sinh nhà xửa hoặc đi vào những vùng bụi bẩn.

- Ngoài ra, nên tiêm phòng vacxin như vacxin viêm phổi Pneumovax và Prevnar để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hai loại này có tác dụng phòng chống virus Streptococcus pneumoniae rất tốt. 

- Cần có chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi hợp lý và khoa học. ăn uống đầy đủ và điều độ.

- Khi gặp những triệu chứng như ho, khó thở, sốt.. nên đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi. Không chủ quan đối với các triệu chứng nhẹ như trên.

- Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy thở để hỗ trợ thở sâu. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên liên lạc với bác sĩ để có cách phòng bệnh và tránh biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.


Tác giả: HNL