Người ta thường chú ý đến canxi khi nói về dưỡng chất giúp bảo vệ xương mà quên mất phốt pho - một khoáng chất quan trọng khác. Ngoài ra, phốt pho còn giúp loại bỏ chất cặn bã tại thận, kích thích tăng trưởng, sửa chữa mô và các tế bào bị thương, tham gia vào quá trình co cơ, điều hòa nhịp tim,...
Theo nghiên cứu, có đến 85% phốt pho trong cơ thể được tìm thấy ở xương và răng. Tình trạng thiếu phốt pho là rất hiếm vì trong các thức ăn hàng ngày đã đủ lượng phốt pho để tiêu thụ, tuy nhiên nếu như bạn gặp các triệu chứng sau đây có thể cơ thể bạn đang cần thêm phốt pho.
Dấu hiệu nhận thấy cơ thể đang thiếu phốt pho gồm:
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống
- Đau. tê và cứng khớp
- Dễ bị đau xương
- Xương dễ gãy hơn
- Luôn mệt mỏi, cáu gắt
- Thở không đều
- Giảm cân.
Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn nhịn đói trong thời gian dài, bệnh tiểu đường, quá nghiện rượu, hoặc do rối loạn di truyền,... Những điều này dẫn đến cơ thể không có đủ phốt pho, lượng phốt pho thấp ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Hơn nữa, nếu như nghiêm trọng, có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.
Thiếu phốt pho lâu dài sẽ khiến cơ thể gặp một số bệnh nguy hiểm, chủ yếu liên quan đến xương như:
Bệnh còi xương
Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Cụ thể hơn, bệnh còi xương có liên quan đến vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phốt pho.
Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt pho qua đường tiêu hóa. Vậy nên thiếu phốt pho sẽ không giúp vitamin D thực hiện được các chức năng trên dẫn đến các triệu chứng như chậm tăng trưởng, đau cột sống, yếu cơ, biến dạng xương,....
Bệnh loãng xương
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Một lần nữa, lại liên quan đến vitamin D, bởi vì Vitamin D cần thiết để điều chỉnh lượng canxi và phốt phát trong cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các khớp, cơ và răng, giúp ngăn ngừa bệnh nhuyễn xương (xương mềm) và loãng xương (mất mật độ xương).
Ở những giai đoạn đầu khi thiếu phốt pho sẽ không có dấu hiệu cụ thể, nhưng khi nó tiến triển, bạn có thể trải qua một cơn đau nhức âm ỉ, đặc biệt là ở lưng dưới, xương chậu, hông, chân hoặc xương sườn, đặc biệt là ở phụ nữ.
Nếu như bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thiếu phốt pho cần bổ sung ngay, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng. Theo như nghiên cứu, lượng phốt pho mà trẻ em và thanh thiếu niên cần khoảng 1250mg/ngày, trong đó người trưởng cần khoảng 700mg/ngày.
Nếu muốn chi tiết hơn và chính xác hơn với tình trạng sức khỏe của mỗi người, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung phốt pho bằng các loại thực phẩm như:
- Sản phẩm bơ sữa: phô mai, sữa trứng, kem, sữa chua,...
- Đồ uống: bia, đồ uống từ ca cao hoặc socola, sữa, đồ uống làm từ sữa
- Các loại thịt cá: thịt bò, thịt lợn, cá hồi, trứng, ....
Quá nhiều hoặc quá ít phốt pho thì đều không tốt cho cơ thể. Để có được lượng phốt pho phù hợp chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh bỏ bữa cũng như để cơ thể quá đói, vì phốt pho được tìm thấy hầu hết trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.
Mặc dù thiếu phốt pho không phổ biến, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Hãy theo dõi để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nhưng chưa chắc chắn, có thể tham khảo bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích, chính xác nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh mình.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/phosphorus-deficiency