Những biến chứng của cong vẹo cột sống ở trẻ em cần được chú ý

Những biến chứng của cong vẹo cột sống ở trẻ em cần được chú ý
Ngồi học không đúng tư thế là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em. Cùng tìm hiểu những biến chứng của cong vẹo cột sống ở trẻ em là gì?

Cong vẹo cột sống ngày càng được coi là một bệnh phổ biến trong độ tuổi học đường. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây rất nhiều biến chứng của cong vẹo cột sống phiền phức, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh cong vẹo cột sống thường xuất hiện từ bé và đến độ tuổi học đường, nhất là 14 - 17 tuổi thì nhận biết rõ hơn do đây là thời kỳ mà hệ xương khớp phát triển mạnh. Bình thường khi cột sống bị vẹo ở thể nhẹ thì rất khó nhận biết. Đến khi bệnh tiến triển sẽ thấy 2 vai lệch nhau, lúc cúi thấp người thì 2 bả vai lệch nhau rất rõ, nhìn dọc sống lưng thấy cong…

Vậy những biến chứng của cong vẹo cột sống ảnh hưởng tới trẻ em là gì?

1. Biến chứng của cong vẹo cột sống ở trẻ em

- Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng và gây những biến chứng của cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. 

- Cong vẹo cột sống là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. 

- Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng;

- Biến chứng của cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của trẻ em nữ khi trưởng thành.

2. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh và biến chứng của cong vẹo cột sống

- Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, cần cải thiện điều kiện vệ sinh trường học. Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh.

- Khi ngồi học, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. 

- Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

- Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều. Trung bình, học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; Từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; Từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

- Khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời ngăn ngừa biến chứng của cong vẹo cột sống xảy ra. 

Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường.


Tác giả: Thúy Nga