Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh theo đường hô hấp. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, trong vòng 1-7 ngày, người bị cúm có thể lây lan virus sang hàng trăm người khác khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các loại vật dụng công cộng.
Virus gây bệnh cúm gồm 3 loại: A, B, C. Trong đó, virus cúm A (như A(H1N1), A(H5N1),...) là loại có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh cúm nguy hiểm nhất. Virus cúm B ít có khả năng lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp. Virus cúm C khá giống với cảm lạnh thông thường.
Các chủng virus cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh cúm nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Các đối tượng dễ nhiễm virus cúm nhất là những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu như trẻ em dưới 6 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, người đang điều trị HIV hoặc các bệnh mạn tính khác. Đặc biệt, virus cúm thường tấn công nhiều nhất vào giai đoạn nhiệt độ chuyển đột ngột từ cao xuống thấp, độ ẩm giảm khiến cơ thể người không kịp thích ứng.
Đa số các ca nhiễm cúm ở thể nhẹ, tự khỏi mà không cần điều trị, song vẫn có một số biến thể nguy hiểm. Đại dịch cúm A(H1N1) ở Tây Ban Nha từng khiến gần 40 triệu người tử vong trong hai năm 1918-1920. Vì vậy, việc xác định sớm nguyên nhân gây bệnh là cần thiết để kịp thời điều trị, tránh các biến chứng bệnh cúm.
Sốt, ho, viêm họng, đau đầu, sổ mũi,... là các triệu chứng ban đầu của người nhiễm virus cúm. Đối với các chủng cúm không nguy hiểm, các triệu chứng này không đáng lo và có thể tự biến mất sau vài ngyaf nghỉ ngơi, điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này dai dẳng, kéo dài, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh cúm.
Sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho,... kéo dài có thể là dấu hiệu của các biến chứng bệnh cúm nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Nếu không được điều trị sớm, virus cúm có thể gây ra các bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,...
Không dừng lại ở đường hô hấp trên, các chủng cúm nguy hiểm còn có thể tấn công và gây ra viêm phế quản, viêm phổi hoặc nghiêm trọng hơn là tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi.
Hội chứng Reye là biến chứng bệnh cúm nguy hiểm nhất, thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi (Ảnh: Internet)
Biến chứng bệnh cúm nguy hiểm nhất là hội chứng Reye thường gặp ở bệnh nhân dưới 12 tuổi với nguy cơ tử vong rất cao. Hội chứng này có khả năng gây sưng tấy ở gan và não dẫn đến hôn mê rồi tử vong. Các biểu hiện của hội chứng này là sau khi hạ sốt, bệnh nhân đột nhiên thấy buồn nôn, nôn mửa, lơ mơ, mê sảng, co giật, hôn mê. Khi có các biểu hiện này, cần lập tức đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Ngoài ra, bệnh cúm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với thai phụ. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật, hở hàm ếch, các bệnh về tim,.... Trong 3 tháng cuối thai kỳ, người mắc cúm có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu,... rất cao. Do đó, sức khoẻ của thai phụ cần được bảo vệ thật tốt để tránh các biến chứng đáng tiếc.
Virus cúm là loại virus không thể tiêu diệt hoàn toàn, luôn thường trực để tấn công cơ thể con người khi hệ miễn dịch bị yếu đi và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Do đó, để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng và tới các sở y tế để kiểm tra khi có các dấu hiệu lạ.