Trong phần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới các chị em cách phân loại bệnh tuyến vú và 3 bệnh tuyến vú lành tính thường gặp là nang vú, u xơ tuyến và xơ nang tuyến vú. Hãy tìm hiểu tiếp các bệnh lành tính tuyến vú tiếp theo nhé!
Đây là một trong các bệnh tuyến vú lành tính thường gặp tiếp theo. Nguyên nhân gây ra bệnh u nhú trong ống dẫn sữa là do có sự tăng sinh của biểu mô trung tâm phía trên trục liên kết tuyến và sự phát triển và tạo nên những khối u nhú bên trong lòng ống dẫn sữa.
Biểu hiện của bệnh thường gặp của bệnh này thường là sự tiết dịch hay máu tự nhiên ở một hoặc có thể là ở cả hai bên vú, khi ép ở xung quanh quần vú có thể quan sát được dịch được chảy ra từ núm vú.
Nguyên nhân gây ra bệnh u nhú trong ống dẫn sữa là do có sự tăng sinh của biểu mô (Ảnh: Internet)
U nhú trong ống dẫn sữa là một bệnh tuyến vú lành tính. Tuy vậy thì bạn cũng cần phải làm các thăm dò như chụp X quang, sinh thiết tế bào để loại trừ khả năng mắc ung thư vú.
Nếu như sau khi tiêm chất cản quang vào trong ống dẫn sữa thì bạn sẽ thấy ống dẫn sữa bị tắc cũng như u nhú trong ống dẫn sữa. Khi bác sĩ kết luận bạn bị u nhú trong ống dẫn sữa thì phương pháp có thể được chỉ định là cắt khối u nhú, khối u có thể được đánh dấu bằng cách tiêm xanhmethylen.
Bên cạnh đó còn có các bệnh tuyến vú lành tính khác mà có thể gây ra tiết dịch núm vú chẳng hạn như: bệnh Giãn hay xơ nang ống tuyến, bệnh tăng tiết sữa kết hợp với vô kinh, bệnh lý vô sinh hay bệnh Papilloma ống tuyến.
Người bệnh nếu quan sát thấy vú có chảy dịch hoặc chảy máu sẽ thường có cảm giác lo sợ rằng mình đang nguy cơ bị mắc ung thư, tuy vậy thì phần lớn các trường hợp u nhú ống dẫn sữa nếu dưới 30 tuổi thì thường là bệnh lý lành tính.
Áp-xe vú là một bệnh tuyến vú lành tính thường gặp ở các bà mẹ sau sinh con và cho con bú lần đầu. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của áp-xe vú là gì thì còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh là giai đoạn nào.
Áp-xe vú là một bệnh tuyến vú lành tính thường gặp ở các bà mẹ sau sinh con và cho con bú lần đầu (Ảnh: Internet)
Áp-xe vú thường khởi phát đột ngột cùng với các biểu hiện cơ thể là sốt cao, bị mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ; ở vú là dạng tấy đỏ, khá chắc và gây đau đớn. Cảm giác này sẽ kéo dài khoảng từ 1 đến 2 tuần và sau đó mới phát triển thành khối áp-xe - khối áp-xe này sẽ có chứa mủ.
Bệnh nhân bị áp-xe vú thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh ở giai đoạn viêm với mục đích tránh gây ra nhiễm trùng độc cho vú nặng hơn và cũng để khu trú khối áp-xe lại.
Ngoài điều trị kháng sinh thì người bênh có thể được yêu cầu rạch da và tháo dẫn lưu cho ổ mủ. Các bác sĩ khuyên rằng, trong thời gian cho con bú các mẹ nên vệ sinh thật sạch sẽ vùng vú cả trước và sau khi cho con bú, không cho bé ngậm đầu ti mẹ lâu, tư thế bú đúng cách; hạn chế việc làm núm vú bị xước, bị rạn,.. để phòng tránh áp-xe vú.
Hoại tử mỡ của vú cũng là một trong các bệnh lành tính tuyến vú thường gặp tiếp theo. Bệnh là một quá trình mà các mô mỡ của tuyến vú bị viêm vô trùng lành tính. Yếu tố nguy cơ gây hoại tử mô mỡ có thể kể đến là nhiễm trùng thứ phát do chấn thương hoặc hậu phẫu, bệnh cũng có thể liên quan đến ung thư hoặc bất kỳ một tổn thương nào đó mà có thể gây ra tạo mú hay các loại hoại tử thoái hóa khác.
Hoại tử mô mỡ ở vú có một vài biểu hiện giống với ung thư vú (Ảnh: Internet)
Trên lâm sàng thì khi bị hoại tử mô mỡ sẽ có các biểu hiện tương tự với ung thư vú nếu như bệnh xuất hiện một khối dày đặc kết hợp với việc co rút da, biểu hiện bầm máu, ban đỏ hay phần da bị dày. Khi chụp Xquang vú, quan sát kết quả siêu âm và làm chụp cộn hưởng từ cũng không thể giúp chẩn đoán xem đây có phải là một khối u ác tính hay không.
Vì vậy mà người bệnh nên làm sinh thiết tế bào để loại bỏ khả năng mắc ung thư vú sau đó làm điều trị nội khoa bằng những loại thuốc kháng estrogen.