Khớp gối là vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất khi khớp này chiếm 12,57% trong số các khớp bị thoái hóa. Khớp gối là nơi chịu nhiều áp lực từ cơ thể dồn xuống, điều khiển các chức năng đi, đứng, duỗi, gập chính vì thế khớp gối rất dễ bị tổn thương.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối như: đau khớp gối; cứng khớp vào buổi sáng sớm; phát ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển lên xuống cầu thang; khó khăn khi co duỗi khớp.
Khớp gối là vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất!
Vì khớp háng chịu áp lực liên tục sụn khớp va chạm nhiều dễ bị tổn thương, bào mòn. Triệu chứng bắt đầu từ những cơn đau vùng đùi háng, nặng hơn có thể lan xuống đầu gối và toàn bộ hai chân. Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp háng ở một hoặc 2 bên.
Thoái hóa khớp ngón và bàn tay khiến người bệnh khó cầm nắm và hoạt động. Triệu chứng là các khớp ngón tay, bàn tay bị sưng tấy, đỏ với các nốt cứng hoặc cong nhẹ.
Có khoảng 31, 12% người bị thoái hóa cột sống thắt lưng do vùng cột sống này là nơi chịu gánh nặng lớn từ những hoạt động của con người. Người bệnh sẽ thấy đau nhiều hơn khi ngủ dậy và cơn đau sẽ giảm dần nhưng sẽ thấy khó chịu suốt cả ngày hoặc sẽ nặng hơn khi vận động nhiều.
Có khoảng 14,96% người bệnh đi khám và được chẩn đóa bị thoái hóa ở vị trí này. Triệu chứng ban đầu là đau mỏi bình thường nhưng lâu dần sẽ gây tê cứng, khỏ cử động. Nặng hơn cơn đau sẽ lan dần xuống vai và cánh tay, thỉnh thoảng có các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân...
Bị thoái hóa ở các vị trí này sẽ làm hạn chế vận động khiến việc đi đứng trở nên khó khăn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên, sau vài chục mét thì giảm đau và đi đứng bình thường.
Những vị trí thường bị thoái hoá.
Để điều trị dứt điểm cần phải đến chuyên khoa xương khớp để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc chống viêm, giảm đau tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời không thể chữa trị tận gốc khi bệnh đã nặng.
Có ba loại phẫu thuật được áp dụng, đó là:
- Phẫu thuật dự phòng
Sử dụng khi người bệnh bị các vấn đề xương khớp như: trật khớp háng bẩm sinh, nhuyễn sụn xương bánh chè, tiêu chỏm xương, lệch trục đầu gối…
- Phẫu thuật bảo tồn
Áp dụng khi khớp chưa bị hư hỏng nặng, có thể phục hồi, sửa chữa để có thể thực hiện các chức năng cơ học bình thường.
- Phẫu thuật thay thế
Áp dụng trong trường hợp khớp đã bị hỏng nặng, không còn khả năng vận động, nâng đỡ.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Khi bệnh ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng mà không cần thuốc hoặc phẫu thuật.
Tổng hợp