Những bệnh lý nào có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những bệnh lý nào có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu?
Nguy cơ bị ung thư máu có thể gia tăng khi bạn mắc một số bệnh, hoặc trải qua một số phương pháp điều trị bệnh làm ảnh hưởng tủy xương, rối loạn các tế bào máu. Cùng tìm hiểu những bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu.

Những bệnh lý nào có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu?

1. Bệnh ung thư khác

Những người từng trải qua hóa trị liệu ung thư trước đây, thường có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn các đối tượng khác. Mặc dù lợi ích của  hóa trị liệu  thường vượt xa các rủi ro, nhưng một số loại thuốc hóa trị có thể khiến một người mắc bệnh ung thư máu sau này. 

Các thuốc hóa trị liệu liên quan đến bệnh ung thư máu bao gồm:  Cytoxan (cyclophosphamide); Leukeran (chlorambucil); VePesid (etoposide); Vumon (teniposide); Gleostine, CeeNu và CCNSB (lomustine); Gliadel và BiCNU (carmustine); Myleran (busulfan); Mustargen (mechlorethamine); và Novantrone (mitoxantrone). 

Những loại thuốc hóa trị liệu có liên quan đến bệnh ung thư máu nhưng mức độ thấp hơn bao gồm:  Adriamycin (doxorubicin) và anthracycline khác, Platinol (cisplatin), bleomycin và các thuốc có chứa dẫn xuất Platium.

Đối với hầu hết các loại thuốc hóa trị liệu trên, nguy cơ bị ung thư máu bắt đầu tăng nhanh vào khoảng 2 năm sau khi điều trị và đạt đỉnh trong khoảng từ 5 đến 10 năm sau khi điều trị.

2. Các bệnh rối loạn máu

Những người bị rối loạn máu thường có nhiều nguy cơ bị ung thư máu. Những rối loạn này bao gồm:

- Bệnh suy tủy mãn tính: tình trạng làm cho các tế bào máu phát triển nhanh và bất thường.

- Bệnh đa hồng cầu Vera: cơ thể bắt đầu tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu.

- Bệnh huyết khối thiết yếu: cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu máu.

- Bệnh tủy xương vô căn: tủy xương bắt đầu phá vỡ việc sản xuất các tế bào máu và thay thế chúng bằng các chất giống như sẹo sợi.

Nguy cơ bị ung thư máu tăng lên nếu điều trị các rối loạn này bằng phương pháp hóa trị. Theo thống kê, có đến 30% bệnh nhân bị các rối loạn tủy xương có nguy cơ bị ung thư máu.

3. Các bệnh nhiễm trùng

- Các nghiên cứu cho thấy, nhiễm vi-rút bạch cầu tế bào T ở người (HTLV-1) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Virus này là một retrovirus (tương tự như HIV) thường lây nhiễm vào các loại tế bào bạch cầu, được gọi là tế bào lympho T hoặc tế bào T. 

HTLV-1 lây lan theo cách tương tự như HIV; nó có thể lây truyền qua đường truyền máu, qua quan hệ tình dục, bằng cách dùng chung kim tiêm giữa những người lạm dụng thuốc IV và từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc qua cho con bú.

Theo thống kê, có khoảng 4% những người tiếp xúc với HTLV-1sẽ phát triển bệnh ung thư máu, độ tuổi khởi phát phổ biến nhất là từ 30 đến 50.

- Những người bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như những người dùng thuốc ức chế miễn dịch do ghép tạng, cũng có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn đáng kể.

- Các nhà khoa học đã ghi nhận sự liên quan giữa bệnh ung thư máu với một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt viêm loét đại tràng có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu dạng bạch cầu myeloid cấp tính AML. Viêm loét dạ dày có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư máu dòng tủy cấp CML.

Yếu tố nguy cơ bệnh lý có nhiều khả năng phát triển bệnh ung thư máu hơn khi kết hợp với một số yếu tố khác như di truyền, môi trường sống và lối sống.

Các yếu tố nguy cơ không giống như nguyên nhân gây bệnh. Có một yếu tố rủi ro có nghĩa là bạn có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn, nhưng bạn cũng có thể không mắc bệnh ngay cả khi bạn đáp ứng nhiều yếu tố rủi ro.

Do vậy, khi bị các căn bệnh trên, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là bạn nên nói chuyện với bác sĩ, tìm ra các biện pháp tầm soát và phòng ngừa ung thư máu sớm. Khi đáp ứng các nguy cơ bị ung thư máu, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, đi thăm khám ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/leukemia-causes-risk-factors-2252385


Tác giả: Mai Nhung