- Phương thức lây truyền:
+ Lây truyền từ động vật ăn cá sống hoặc cá chưa được nấu chín (như chó, mèo,...) có chứa nang ấu trùng sán lá gan bé. Khi đến tá tràng, ấu trùng này thoát ra khỏi nang và di chuyển đến đường dẫn mật, ký sinh tại bộ phận này.
+ Sán có thể sống được 15 - 25 năm trong cơ thể người.
Ảnh: Internet
- Tác hại
+ Bệnh ký sinh trùng sán lá gan gây ra hiện tượng xơ gan, cổ trướng, thoái hóa mỡ gan, nếu để lâu sẽ dẫn đến ung thư gan.
+ Gây ra hiện tượng tiêu chảy, để lâu gây tắc ruột.
+ Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên tình trạng dị ứng, thiếu máu
- Biểu hiện lâm sàng
+ Giai đoạn khởi phát bệnh: cảm giác chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, vùng gan đau âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường
- Giai đoạn sau: vùng gan đau liên tục, kèm theo đó là biểu hiện nhược sắc thiếu máu, vàng da, cổ trướng.
Đây là bệnh ký sinh trùng thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Chủ yếu sán lá gan kí sinh trong động vật ăn cỏ như trâu bò, chó mèo, cừu,... Con người mắc bệnh một cách ngẫu nhiên và tình cờ thông qua các vật nuôi này.
- Phương thức lây truyền
+ Do ăn thực vật sống dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau cải xoong
+ Uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa bị diệt.
Ảnh: Internet
- Triệu chứng
+ Bệnh khởi đầu từ từ, sốt bất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.
+ Triệu chứng chính là ho về đêm, khó thở và khò khè nhiều.
+ Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị.
+ Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón tay và gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi.
- Phương thức lây truyền: Lây qua đường ăn uống, khi ăn tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang sán lá phổi nấu chưa chín.
- Triệu chứng lâm sàng
* Sán ký sinh tại phổi:
+ Ho có đờm, có thể lẫn máu hoặc ho ra máu. Sau một thời gian ho mãn tính, ho nhiều vào buổi sáng.
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
* Sán ký sinh ở não: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn vọt và xuất hiện cơn động kinh,…
* Sán ký sinh ở gan: đau hạ sườn phải, áp xe gan,…
Ảnh: Internet
- Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng sán lá
+ Soi phân tìm trứng sán lá;
+ Xét nghiệm có trứng sán lá phổi trong đờm, phân hay trong dịch màng phổi;
+ Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng sán IgG;- Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan;
+ Siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) ổ bụng;
+ Chụp X-quang phổi.
- Phòng bệnh sán lá
+ Không ăn gỏi cá sống, cá chưa nấu chín kĩ.
+ Bảo vệ nguồn nước, vệ sinh ăn uống.
Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma ký sinh ở người gây ra, đây là một loại ấu trùng giun tròn.
- Phương thức lây truyền
+ Ăn các thực phẩm dễ có nguy cơ mắc bệnh như các món được chế biến từ lươn, cá, ếch, nhái, tôm...
+ Uống nước chứa mầm bệnh còn sống, chưa nấu chín kỹ.
- Triệu chứng lâm sàng
+ Sốt, nổi mày đay, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị;
+ Đau hạ sườn phải;
+ Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, có thể tạo áp xe dưới;
+ Da do ấu trùng kí sinh gây bội nhiễm và gây tử vong khi ấu trùng chui lên và khu trú ở não.
Ảnh: Internet
- Chẩn đoán
+ Soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai ở các vết loét,
+ Xét nghiệm tổng phân tích máu,
+ Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng giun đầu gai IgG
- Phòng bệnh
+ Không ăn các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm... còn sống hoặc tái, chưa nấu chín kỹ.
+ Uống nước đã đun sôi.
+ Chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm... nên mang găng tay cao su bảo vệ, đề phòng ấu trùng giun đầu gai có thể chui xuyên qua da.
Người mắc bệnh ký sinh trùng này do thói quen ăn thịt bò, thịt lợn tái, chưa nấu chín.
- Triệu chứng lâm sàng
+ Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chủ yếu ở vùng hồi tràng, đôi khi giống cơn đau ruột thừa.
+ Gây cảm giác bứt rứt, khó chịu khi đốt sán bò ra ngoài.
+ Tắc ruột hoặc bán tắc.
- Chẩn đoán
+ Lâm sàng: Người bệnh tự nhìn thấy đốt sán khi bò ra ngoài hậu môn, quần áo, giường chiếu…
+ Cận lâm sàng:
+ Soi phân để tìm trứng sán dây hoặc đốt sán dây trưởng thành.
+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây IgG bằng phương pháp ELISA.
+ Sinh thiết cơ hoặc chụp cắt lớp (CT scanner) não để tìm nang sán.
+ Xét nghiệm công thức máu.
Ảnh: Internet
- Phòng bệnh
+ Vệ sinh ăn uống, không ăn thịt trâu, bò, lợn sống, tái
+ Điều trị người bệnh để diệt nguồn bệnh;
+ Các đốt sán rụng ra phải thu gom, xử lí
Do ký sinh trùng của chó, mèo gây ra. Bệnh giun đũa ở chó, mèo ở người có thể có 3 loại hội chứng: u hạt do ấu trùng, ấu trùng di chuyển nội tạng ở người, ấu trùng di chuyển ở mắt.
-Phương thức lây truyền
+ Gián tiếp: tiếp xúc với các con vật bị nhiễm ấu trùng hoặc ăn các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.
+ Trực tiếp: tay tiếp xúc mầm bệnh hay miệng, tả lót,…
- Biểu hiện
+ Nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt gây tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trì trệ trí tuệ,…
+ Nếu chúng di chuyển trong cơ thể người gây ra các triệu chứng như u hạt do ấu trùng, hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng, Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan mắt.
Ảnh: Internet
- Chẩn đoán: Trên chó mèo có thể chẩn đoán bệnh ký sinh trùng này qua phân, còn trên người có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm như:
+ Công thức máu, CRP
+ Phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) ổ bụng
- Phòng bệnh
+ Hạn chế tiếp xúc chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;
+ Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;
+ Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi.