Đa số các trường hợp mắc bệnh gai cột sống có thể sống chung hòa bình với bệnh. Nhưng có khoảng 42% những trường hợp có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên dấu hiệu gai cột sống là các cơn đau cho người bệnh.
Theo thời gian, mối nguy hiểm của gai có thể ảnh hưởng trực tiếp từ rễ dây thần kinh, tủy sống với nhiều hệ lụy đáng sợ. Dưới đây là 5 dấu hiệu gai cột sống đặc trưng mà bạn có thể nhận biết được khi gai cọ xát.
Khi những gai xương lớn dần, chúng gây đau mỗi khi bệnh nhân cố gắng đứng thẳng hay vận động ở một số tư thế nhất định do các phần mềm hoặc dây chằng, gân cọ xát vào gai xương. Chính vì vậy người bệnh thường có xu hướng ít vận động và tìm cách thay đổi tư thế để giảm cơn đau nhất có thể. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, hình thành một thói quen không tốt và dẫn đến dấu hiệu gai cột sống là vẹo hoặc cong, gù.
Dấu hiệu gai cột sống đặc trưng này có liên quan mật thiết đến bệnh đau thần kinh tọa. Gốc rễ của dây thần kinh tọa nằm ở thắt lưng, đây cũng là phần đốt sống dễ bị mọc gai xương nhất và nếu như bệnh được hình thành thì khoảng 80% sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa có đường đi từ thắt lưng dọc xuống bàn chân, có chức năng chi phối hầu hết các hoạt động ở phần chi dưới cơ thể.
Hiện tượng tê bì rối loạn hoặc mất hẳn cảm giác ở chân tại một số thời điểm khi bệnh nhân bị gai cột sống thường xuyên xảy ra.
Dấu hiệu gai cột sống này những thường gặp ở giai đoạn sau của bệnh, những gai xương gây ra sự cọ xát, chèn ép những bộ phận xung quanh ảnh hưởng đến hệ bài tiết và gây mất kiểm soát đại, tiểu tiện.
Các cơn đau với nhiều mức độ khác nhau và diễn ra không theo một quy luật nào c. Dấu hiệu gai cột sống này có thể hành hạ bệnh nhân bất chợt vào một lúc nào đó, tập trung ở vùng thắt lưng, vùng cổ có gai xương. Cơn đau lúc âm ỉ trên diện rộng bao phủ từ thắt lưng xuống mông, đôi khi lại dữ dội bất chợt từng cơn quanh vùng mọc gai xương.
Các gai xương ở vị trí thắt lưng sẽ không cần điều trị nếu chúng không gây ra ảnh hưởng xấu. Thực tế, nhiều người còn không biết cột sống mình có những gai xương cho đến khi phát hiện các dấu hiệu gai cột sống hay khi đi chụp X-Quang, MRI.
Có rất nhiều cách trị gai cột sống thắt lưng hiệu quả thường được áp dụng trong y học hiện nay như:
- Phẫu thuật: Là biện pháp cuối cùng khi tình trạng bệnh nhân ở giai đoạn nặng, có sự chèn ép tủy, rễ thần kinh và làm hẹp ống sống. Giải phóng sự chèn ép của các điểm lồi nhô ở hai bên cột sống.
- Thuốc Tây: Các loại thuốc gai cột sống thường được bác sĩ kê đơn như Paracetamol, nhóm steroid, nhóm corticoid, thuốc giãn cơ, vitamin…
- Thuốc Đông Y: Tuy thời gian tác động khá chậm nên nếu kết hợp các phác đồ chữa gai cột sống toàn diện sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Tác động cột sống: Các liệu pháp bảo tồn như vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, châm cứu… sẽ góp phần giải phóng chèn ép, giảm đau an toàn và mở đường cho máu đi nuôi dưỡng cột sống.
- Xung điện: Đây là một phương pháp tác động giúp giảm đau rõ rệt, thư giãn các cơ nhờ cơ chế tự sản sinh Endorphin.