- Trẻ nhỏ có hệ hô hấp nhạy cảm, rất dễ bị mắc các bệnh về đường thở, là đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản. Đặc biệt là ở những trẻ em thường xuyên bị viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,...
- Nếu bạn có người thân bị hen, bạn cũng thuộc đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản. Bởi trên thực tế, có đến 3/5 bệnh nhân bị hen suyễn do di truyền. Cần cảnh giác đặc biệt khi bạn có bố hoặc mẹ bị hen, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 - 6 lần so với những người khác.
- Những người có tiền sử bị dị ứng, bị mắc các bệnh về dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm,... thì có xu hướng phát triển bệnh hen suyễn dị ứng. Họ thuộc đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản định kỳ, và cần có phương pháp kiểm soát dị ứng để phòng tránh phát triển bệnh hen.
Những người bị dị ứng thực phẩm và các loại thuốc như aspirin cũng dễ bị bùng phát cơn hen.
- Những người thường hút thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng,... cũng là những đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản. Bởi những tác nhân đó thường khiến hệ hô hấp bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến hen suyễn và các bệnh hô hấp mãn tính.
- Nếu bạn thường xuyên bị các bệnh hô hấp tái đi tái lại, đường thở của bạn đã bị tổn thương nặng nề, rất dễ phát triển hen phế quản, cần được chẩn đoán và can thiệp sớm.
- Những người bị béo phì cũng thuốc đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản bởi dư thừa cân nặng tác động rất xấu đến đường thở, nó cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát cơn hen, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị hen suyễn.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng hen thì bạn thuộc đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản càng sớm càng tốt. Đó là khi:
- Xuất hiện các cơn khò khè thường xuyên, tái đi tái lại.
- Bạn bị ho nhiều, đặc biệt và vào ban đêm hoặc gần sáng, khi gặp các tác nhân kích ứng như khói bụi và phấn hoa, ho sau khi tập thể dục cường độ cao,....
- Cảm thấy khó thở, đau thắt ngực khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói bụi, hóa chất, phấn hoa, nấm mốc,....
- Khi bạn gặp vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi, khó thở kéo dài trên 10 ngày, và các triệu chứng này được cải thiện khi bạn uống thuốc giãn phế quản.
Hiện nay, dù y học hiện đại, có rất nhiều loại thuốc hen, nhưng việc chữa khỏi hoàn toàn hen suyễn vẫn là việc không thể. Mọi biện pháp đều nhằm giúp cải thiện triệu chứng, phòng tránh biến chứng, phục hồi đường thở, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Do đó, việc chẩn đoán bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp kiểm soát các cơn hen suyễn hiệu quả hơn, cơ hội phục hồi hệ hô hấp cao hơn. Do đó, bạn cần khám sức khỏe định kỳ, nếu thuộc đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản thì cần đi thăm khám thường xuyên hơn, thăm khám bất cứ khi nào có xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Có rất nhiều loại hen phế quản, như hen dị ứng, hen do tập thể dục, hen suyễn nghề nghiệp, hen do aspirin,... Do đó, cũng tồn tại rất nhiều nguy cơ và triệu chứng hen.
Điều này khiến cho việc tự nhận biết hen sớm gặp nhiều khó khăn và dễ bị nhầm lẫn, cũng rất khó để phân loại đối tượng cần chẩn đoán hen phế quản. Do đó, mỗi cá nhân cần chủ động thăm khám và chẩn đoán hen suyễn định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.