Yến mạch là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao và có chất xơ hòa tan. Vì thế, sử dụng yến mạch có tác dụng giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sử dụng yến mạch tốt với tất cả mọi người.
Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật gồm cả hạt yến mạch, lá và thân, cám,... Đối với hạt thường được sử dụng làm thực phẩm. Trong khi đó, thân, lá và cám yến mạch thường được đem về làm thuốc.
Cám yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất được sử dụng cho người có huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, yến mạch còn có tác dụng làm giảm sưng trên da.
Tuy nhiên, sử dụng yến mạch sai cách cũng có thể khiến bạn dễ dàng mắc một số vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi,… Dưới đây là tác dụng phụ của yến mạch khi bạn sử dụng chúng quá nhiều:
Yến mạch chứa lượng lớn chất xơ, lượng chất xơ này đi vào trong ruột sẽ sản sinh ra khí khiến cho bạn gặp phải chứng đầy hơi. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở những người có hệ tiêu hóa kém, hay những người cao tuổi, trẻ em. Khi ăn quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy hay gặp phải tình trạng đau bụng râm ran.
Nếu ăn quá nhiều yến mạch không chỉ khiến bạn bị tiêu chảy mà còn có thể gặp vấn đề về tiêu hóa khác như ăn yến mạch bị đau bụng cũng có thể xảy ra.
Những tác dụng phụ của yến mạch ngày càng nghiêm trọng khi bạn ăn yến mạch sống. Ăn quá nhiều yến mạch cũng có thể khiến bạn giảm đi khả năng hấp thu dinh dưỡng ở các loại thực phẩm khác.
Điều này được các chuyên gia dinh dưỡng giải thích là do lượng chất xơ có trong yến mạch có thể chuyển hóa thành chất keo dính bám vào thành ruột làm giảm đi khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.
Tác dụng phụ của yến mạch còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt, khi lòng ruột bị các chất xơ bít tắc khiến chúng không thể hấp thu một số khoáng chất như sắt, canxi, mangan… làm tăng nguy cơ thiếu canxi cũng như thiếu sắt cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị suy giảm trí nhớ, loãng xương, mất ngủ, suy dinh dưỡng,…
Ngoài một vài ảnh hưởng tới sức khỏe, yến mạch rất tốt cho cơ thể con người. Đọc thêm qua bài viết: Yến mạch có tốt không? Tìm hiểu 10 tác dụng của yến mạch đối với sức khỏe.
Dễ khiến bạn tăng cân cũng là một trong những tác dụng phụ của yến mạch, yến mạch chứa lượng lớn cacbohydrat cũng như rất giàu chất béo và protein. Chính vì thế khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.
Hơn thế nữa, hàm lượng cacbohydrat trong yến mạch cao khiến chúng nhanh chóng được chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, đặc biệt là chứng tiểu đường tuyp 2.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ chứa lượng lớn axit amin và chất dinh dưỡng khác giúp chúng kích thích cơ thể sản sinh ra melatonin, melatonin giúp tạo cơn buồn ngủ. Khi nồng độ melatonin trong cơ thể tăng cao có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, thậm chí còn có thể gây kích thích thần kinh.
Khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch, khiến cho cơ thể tăng tiết insulin, insulin quá nhiều khiến hệ thần kinh của bạn trở nên căng thẳng, kích thích, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, cáu gắt,…
Khi bạn cung cấp lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể từ yến mạch chúng sẽ giúp chị em tuổi mãn kinh hay tiền mãn kinh giảm đi những khó chịu cũng như sự nhạy cảm của cơ thể trong giai đoạn này. Nhưng khi ăn quá nhiều yến mạch có thể khiến chúng bị phản tác dụng.
Làm tăng nặng tình trạng táo bón cũng là một trong những tác dụng phụ của yến mạch. Một chế độ ăn được bổ sung yến mạch ở mức độ vừa phải giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn. Nhưng khi bạn ăn quá nhiều yến mạch khiến lượng chất xơ này tăng lên, làm ảnh hưởng tới nhu động ruột cũng như khiến quá trình đào thải phân bị cản trở.
Vậy ăn yến mạch có bị táo bón không? thì câu trả lời là Có. Ăn yến mạch không đúng cách không chỉ khiến bạn bị táo bón mà còn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hệ tiêu hóa khác.
Bột yến mạch có hàm lượng chất xơ cao và dễ tiêu hóa khi ăn yến mạch đúng cách, điều độ. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng không nên ăn yến mạch như sau:
- Người có gan nóng không nên ăn yến mạch vì việc ăn nhiều yến mạch sẽ khiến bụng người bị gan nóng khó chịu.
- Bà bầu cũng được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn yến mạch vì ăn yến mạch có liên quan đến mức độ bài tiết hormone.
Ngoài ra, ăn nhiều yến mạch còn gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên, ngoài một số nhóm người không nên ăn bột yến mạch quá nhiều thì trong các trường hợp còn lại, nếu sử dụng, bổ sung yến mạch đúng cách sẽ đem đến những tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin về tác dụng phụ của yến mạch và đối tượng nên hạn chế ăn thực phẩm này hiểu rõ hơn để có biện pháp bổ sung loại thức ăn dinh dưỡng này một cách hợp lý cho cơ thể.