- Nếu trong gia đình có thành viên nhiễm virus viêm gan B
Viêm gan B là bệnh rất dễ lây nhiễm và ai cũng có thể mắc bệnh. Do vậy, trong gia đình nếu có thành viên nhiễm virus viêm gan B dù là thể hoạt động hay thể ngủ thì những thành viên khác đều nên xét nghiệm viêm gan B định kỳ để phát hiện những dấu hiệu phát triển bất thường của nồng độ kháng nguyên, kháng thể trong cơ thể.
Với những thành viên trong gia đình có virus viêm gan B cũng nên có biện pháp chống lây nhiễm cho những thành viên khác bằng cách:
+ Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân ví dụ như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,...
+ Tránh làm dính máu nếu có vết thương hở sang người không mang bệnh, phải rửa sạch máu bằng nước và dùng thuốc sát trùng
+ Có biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn
- Người chưa bị nhiễm bao giờ
Nếu chưa nhiễm virus viêm gan B bao giờ thì cũng cần làm xét nghiệm viêm gan B để chắc chắn về khả năng mang virus và tiêm phòng vaccine.
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm viêm gan B xác định HBsAg khi được chẩn đoán có chỉ số HBe dương tính do có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh tới 90% trong quá trình sinh nở.
Hiện nay đã có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở bằng một mũi tiêm sau 6 giờ sau sinh.
- Người quan hệ tình dục với nhiều người (có nhiều bạn tình)
Quan hệ tình dục với nhiều người làm bạn có nguy cơ bị viêm gan B rất cao nên cũng cần làm xét nghiệm viêm gan B để bảo vệ cơ thể.
- Nhân viên y tế hay những người khác tiếp xúc với máu hay chất dịch cơ thể của người bị nhiễm
- Người sử dụng ma túy và tiêm chích ma túy
- Người đang lọc thận và bị chứng dễ chảy máu
Nếu như kết quả xét nghiệm viêm gan B chỉ ra rằng bạn có nhiễm virus viêm gan B thì xác các xét nghiệm được làm tiếp theo sẽ là xét nghiệm viêm gan B định lượng HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HbcIgM, men gan AST, ALT để có thể đánh giá được mức độ virus trong cơ thể, khả năng nhân lên của chúng đồng thời kiểm tra chức năng gan cũng như giai đoạn bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
2.1. Khu vực Hà Nội
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
+ Cơ sở 1: Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội - Số điện thoại: 0243 5763 491
+ Cơ sở 2: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Điện thoại: 0243 5810 170
- Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai
+ Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai – 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
+ Điện thoại: 0243 868 9963
- Khoa bệnh lây qua đường máu – Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện Quân đội 108
+ Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Điện thoại: 0269 572 400 – 0269 555 283
- Khoa Truyền nhiễm (AM5) – Bệnh viện Quân Y 103
+ Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội
- Bệnh viện K – Cơ sở 2
+ Địa chỉ: Số 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
+ Thời gian mở cửa: thứ 2 đến thứ 6: Từ 8 giờ – 17 giờ.
2.2. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- Xét nghiệm viêm gan B tại viện Pasteur TPHCM
+ Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
- Bệnh viện nhiệt đới TPHCM
+ Địa chỉ: 764 đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM.