Nếu thường xuyên thấy có các hiện tượng như nhức mỏi, đau nhói, co cứng ngón tay... xuất hiện trên đầu ngón tay của bạn thì đừng nên xem thường. Bởi các đầu ngón tay vốn dĩ đã rất nhạy cảm do phải chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ có nhiệt độ cao hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong ngày của bạn. Có thể là do yếu tố môi trường tác động vào hay do các bệnh liên quan đến dây thần kinh cơ, xương cũng gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay. Tuy nhiên, hiện tượng này nếu để quá lâu thì có thể kéo theo một số loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay và xem cách điều trị ngay bây giờ bạn nhé!
Đây là hiện tượng cảm lạnh thường thấy nhất trong mùa đông, nó xảy ra khi da và mô dưới đông cứng lại. Nguyên nhân là do bạn để đôi bàn tay tiếp xúc dưới nhiệt độ thấp trong trời lạnh quá lâu mà không được che chắn, bảo vệ gì.
Một vài triệu chứng thường gặp: Bàn tay lạnh buốt, tay trắng bệch, đông cứng, mất cảm giác, có thể chỉ đau âm ỉ ở phần đầu ngón tay...
Cách điều trị:
- Khi đi dưới trời lạnh thì bạn nên đeo găng tay, mặc ấm để bảo vệ sức khoẻ.
- Ngâm tay trong nước ấm (37 - 42 độ C) từ 15 - 30 phút.
Tuyệt đối không làm ấm bàn tay tê cóng bằng nhiệt độ trực tiếp từ lò sưởi, bếp lò, đèn nhiệt... bởi rất dễ gây bỏng.
Hiện tượng đau đầu ngón tay cũng có thể đến từ các bệnh về da như zona, viêm mô tế bào...
Một vài triệu chứng thường gặp: Viêm da, da nứt nẻ, bong tróc, nhiễm trùng, sưng đầu ngón tay...
Cách điều trị: Ngay lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm hướng chữa trị phù hợp nhất chứ không nên để lâu.
Trong điều kiện thời tiết quá lạnh thì các mạch máu ngoại vi sẽ phản ứng lại nên gây co thắt và dẫn đến co mạch cực độ, làm ngăn chặn máu luân chuyển đến các ngón tay, chân, tai, mũi. Đó là lý do vì sao bạn thấy có hiện tượng đau đầu ngón tay khi mắc phải bệnh Raynaud.
Một vài triệu chứng thường gặp: Ngón tay lạnh, màu da thay đổi do tiếp xúc với lạnh hoặc căng thẳng quá nhiều. Tê hoặc ngứa ran khắp các ngón tay. Loét đầu ngón tay, đau đầu ngón tay...
Cách điều trị:
- Hạn chế sử dụng caffeine.
- Ngâm tay trong nước ấm.
- Dừng hút thuốc lá (bởi hút thuốc lá sẽ làm các mạch máu ở đầu ngón tay bị thu nhỏ lại).
- Đeo găng tay khi đi dưới trời lạnh.
- Tránh để bản thân gặp căng thẳng ở nhà hay nơi làm việc quá mức cho phép.
Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì nó cũng có thể gây ra các thiệt hại cho dây thần kinh, dẫn đến cơ thể bị tê ngứa râm ran khắp cả cánh tay, thậm chí là cả bàn chân. Hiện tượng này trong y học gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, thỉnh thoảng sẽ gây đau nhức các đầu ngón tay.
Một vài triệu chứng thường gặp: Có cảm giác tê ngứa như kiến bò trong lòng bàn tay, ngứa râm ran khắp các đầu ngón tay. Bàn tay cảm thấy nhạy cảm hơn khi chạm vào một vật gì đó.
Cách điều trị:
- Kiểm soát huyết áp trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
- Dừng hút thuốc lá.
- Duy trì lối sống kèm theo chế độ ăn uống lành mạnh.
Những dạng bệnh khớp gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay có thể kể đến như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp. Nếu mắc phải triệu chứng viêm khớp tay thì có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay cái hay khu vực giữa các ngón tay, thậm chí là cả khu vực gần móng.
Một vài triệu chứng thường gặp: Có cảm giác nóng rát trong ngón tay, nhất là ở đầu ngón. Cảm thấy đau tay kể cả khi không hoạt động với tay hay hoạt động rất ít.
Cách điều trị:
- Nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng này.
- Hơi nóng hoặc hơi lạnh cũng có thể giúp giảm đau.
Ngoài ra, có một vài nguyên nhân khác cũng gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay có thể kể đến như viêm xơ cơ, mụn nước, loãng xương, đau tim...