Nhọt là tình trạng nhiễm trùng cục bộ trên da. Nhọt cũng được gọi là áp xe da.
Bên trong nhọt chứa đầy các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tập hợp các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và protein này được gọi là mủ. Lâu dần, mủ cứng lại, hình thành lên "ngòi", hoặc còn gọi là "nhân" của nhọt.
Nhọt có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả thân, tứ chi, mông, háng, nách hoặc các khu vực khác.
Có một số loại nhọt thường gặp là:
Hiểu đơn giản, cụm nhọt bao gồm nhiều ổ nhọt. Cụm nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra, hình thành nhiều ổ nhọt dưới các nang lông.
Một cụm nhọt có thể phát triển đến kích thước từ 3 đến 10cm và sẽ rò rỉ mủ từ một số điểm. Các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là lưng, đùi hoặc sau gáy.
Cụm nhọt ít phổ biến hơn nhọt và có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu đến những người đàn ông trung niên hoặc lớn tuổi có sức khỏe kém hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
Mụn nang là một loại áp xe da được hình thành khi ống dẫn dầu bị tắc và viêm. Mụn nang ảnh hưởng đến mô da sâu hơn so với mụn thông thường.
Mụn nang thường xuất hiện ở trên mặt và phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên.
Viêm tuyến mồ hôi mủ là tình trạng có nhiều ổ áp xe hình thành dưới nách và háng. Đó là kết quả của viêm nang lông cục bộ. Dạng nhọt này rất khó điều trị bằng kháng sinh đơn thuần và thường cần một quy trình phẫu thuật để loại bỏ các nang lông liên quan để ngăn chặn viêm da.
Xoang lông hay còn gọi là u nang có lông, là tình trạng áp xe da xảy ra ở dưới da vùng xương cụt. Xoang lông thường bắt đầu với những viêm nang lông nhỏ. Sau đó, theo thời gian, chịu sự kích thích từ việc ngồi nhiều hoặc ma sát quần áo, viêm mở rộng trở nên cứng và đau, khiến bạn khó chịu khi ngồi.
Xoang lông thường xảy ra sau những chuyến đi dài, hoặc liên quan đến việc ngồi lâu.
Viêm cấp tuyến lông mi là dạng nhọt xuất hiện ở gốc của lông mi hoặc dưới, hoặc bên trong mí mắt. Nó thường xảy ra do viêm tuyến tính cục bộ hoặc do viêm nang lông của mí mắt.
Viêm cấp tuyến lông mi thường bị nhầm với lẹo. Tuy nhiên, lẹo là do sự tắc nghẽn và viêm tuyến dầu, không phải là nhiễm trùng.
- Ban đầu, vị trí xuất hiện nhọt sẽ đỏ và mềm to bằng hạt đậu đỏ.
- Theo thời gian, nhọt ngày càng sưng to và mềm hơn.
- Có mủ ở trên vết sưng. Mủ có thể ở dưới da, hoặc rỉ ra ngoài.
- Nhọt thường rất đau vì áp lực tăng lên khi nhọt phát triển.
- Các hạch bạch huyết trong khu vực bị sưng.
- Bạn có thể bị sốt nếu nhiễm trùng nặng.
Nguyên nhân gây ra nhọt là do các vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào nang lông, gây viêm và mưng mủ. Nguyên nhân hình thành nhọt thường liên quan đến:
- Da bị trầy xước có thể phát triển thành nhọt nếu nó bị nhiễm trùng.
- Do lông mọc ngược.
- Các loại mụn như mụn trứng cá bị vỡ ra, mủ dính vào ra gây nhiễm trùng, hình thành nên nhọt.
- Tuyến mồ hôi bị nhiễm trùng.
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Người mắc một số bệnh hoặc sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch như bệnh nhân tiểu đường và suy thận.
- Vệ sinh cá nhân kém.
- Tiếp xúc gần gũi với người bị nhọt.
- Người có da thường xuyên bị trày xước, tổn thương.
- Bệnh nhân bị chàm, bệnh vẩy nến hoặc kích ứng da cho phép vi khuẩn tiếp cận các mô da sâu hơn.
- Người sống ở khí hậu nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vi khuẩn dễ sinh sôi.
Đa số các nhọt đều có thể được điều trị tại nhà. Điều quan trọng là cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
- Rửa vùng da bị nhọt bằng xà phòng diệt khuẩn. Lau khô bằng khăn sạch.
- Biện pháp phổ biến nhất chính là chườm ấm nhọt 3 - 4 lần một ngày. Mỗi lần chườm 20 phút. Nhiệt sẽ giúp tăng lưu thông máu, cho phép cơ thể đưa kháng thể và tế bào bạch cầu đến vị trí nhiễm trùng.
- Nên đắp gạc che nhọt lại để tránh tác động gây vỡ, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thay gạc thường xuyên.
- Tránh cạo râu, cạo lông ở khu vực nhiễm trùng cho đến khi nhọt lành lại, để tránh lây lan vi khuẩn.
- Giặt quần áo, chăn ga bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Cân nhắc dùng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu nhọt bị đau nhiều.
Trong trường hợp nhọt phát triển to và nghiêm trọng, nhọt phát triển ở vị trí có nhiều dây thần kinh,... thì cần có can thiệp y tế để điều trị nhọt.
Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, nuôi cấy mủ để xác định loại vi khuẩn chính xác gây ra nhiễm trùng. Điều này giúp lựa chọn kháng sinh điều trị hiệu quả hơn. Kháng sinh theo toa có thể được sử dụng để loại bỏ tụ cầu khuẩn gây nhọt. Bác sĩ thường kê kèm với thuốc sát khuẩn khiến cho làn da dễ bị bong tróc, giúp thuốc kháng sinh thâm nhập tốt hơn, loại bỏ vi khuẩn nhanh hơn.
Tuy nhiên, kháng sinh không phải lúc nào cũng hữu ích. Thuốc kháng sinh gặp khó khăn khi xâm nhập vào thành ngoài của nhọt. Đôi khi bác sĩ cần phải thực hiện tiểu phẫu chích nhọt để làm sạch mủ, giúp da nhanh chóng lành lại.
- Nhọt khiến da bị tổn thương sâu, nên dễ để lại sẹo.
- Các ổ áp xe lớn, nhiễm trùng nặng có thể lan rộng sang các vùng da hoặc mô mềm lân cận, thậm chí là lan vào máu, gây nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng máu do vi khuẩn có thể gây suy nội tạng, nhiễm trùng huyết, hôn mê , hội chứng sốc nhiễm độc và cuối cùng là tử vong.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt. Thường xuyên sử dụng xà phòng kháng khuẩn có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên da.
- Hạn chế trày xước và tổn thương da.
- Tránh ngồi trong thời gian quá dài.
- Không nên thức khuya, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục để nâng cao hệ miễn dịch.
- Không dùng chung khăn tắm, quần áo, dao cạo râu,... với người bị nhọt.
- Hạn chế stress, căng thẳng quá độ, có thẻ khiến gan và thận yếu đi, chất độc tích tụ dưới da, dễ sinh mụn nhọt.
- Uống nhiều nước.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và E, giúp da hồi phục nhanh hơn.
- Hạn chế ăn các hoa quả gây nóng trong như sầu riêng, nhãn, vải, chôm chôm.
- Kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị, đồ uống có ga, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản,...
- Bỏ rượu bia.
Phần lớn mụn nhọt có thể tự khỏi sau vài tuần chỉ bằng cách chăm sóc tại nhà. Điều trị y tế cũng cho tiên lượng tốt bởi đây là tình trạng dễ can thiệp. Điều quan trọng là người bệnh cần giữ vệ sinh thật tốt, tránh biến chứng nhiễm trùng.
Đa số các trường hợp nhọt là lành tính. Nhọt sẽ tự lành trong vòng 1 đến 2 tuần . Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, tự ý nặn nhọt, không giữ vệ sinh,... thì nhọt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu.
- Nhọt nằm ở những vị trí nhiều dây thần kinh như mặt, cột sống, hậu môn.
- Nhọt càng ngày càng lớn, gây đau nhức nghiêm trọng.
- Bạn bị sốt.
- Nhọt không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà.
- Bạn đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Khi xuất hiện các ổ nhọt thứ 2, thứ 3.
Các vi khuẩn có mặt bên trong nhọt có thể truyền nhiễm cho người khác hoặc khu vực khác. Đặc biệt là khi có sự tiếp xúc giữa da bị thương với dịch tiết của nhọt. Những vi khuẩn này thường không gây hại trừ khi chúng tìm thấy một vết nứt trên da.
Để tránh lây lan nhọt, không dùng chung khăn tắm, khăn trải giường, quần áo hoặc dụng cụ cá nhân. Tránh chạm vào nhọt, dùng gạc che nhọt lại. Rửa tay thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Bạn chỉ cần chườm ấm và chờ nhọt tự xẹp. Việc nặn mủ có thể khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy để nhọt mềm và tự võ.
Nếu nhọt phát triển quá to, gây đau nhức, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được can thiệp chích nhọt.
Một khi mụn nhọt xuất hiện một lần, chúng có thể quay trở lại. Khoảng 10% người bị nhọt sẽ tiếp tục bị tái phát trong vòng một năm.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Nguồn tham khảo: https://www.medicinenet.com/boils/article.htm