Ít ai biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót đang vào mùa chín rộ

Ít ai biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót đang vào mùa chín rộ
Đầu tháng 4 là mùa nhót chín, ngoài là món ăn vặt ưa thích thì tác dụng chữa bệnh của quả nhót đối với sức khỏe còn nhiều hơn bạn nghĩ.

Nhót là loại quả phổ biến có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, dễ dàng mua được và thích hợp làm các món ăn chơi như nhót dầm, nhót chín chấm muối ớt,.. Nhưng ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót hay từ rễ, hoa hay thân cây nhót.

1. Đôi nét về cây/quả nhót

Quả nhót (cây nhót) có tên Latinh là Elaeagnus latifolia. Là một cây thuộc nhóm cây bụi, có gai. Quả nhót thường có hình bầu dục, trên quả bám một lớp vảy màu trắng có thể bong chà xát. Quả càng non thì lớp vảy càng dày và ngược lại.

Người ta có thể ăn cả nhót còn xanh và quả nhót chín. Mùa nhót thường bắt đầu vào tháng 3 và tới đầu tháng 4 thì nhót chín rộ. 

Nhót chín rộ đầu tháng 4, ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót - Ảnh 2.

Nhót chín rộ vào đầu tháng 4 (Ảnh: Internet)

2. Tác dụng chữa bệnh của quả nhót đối với sức khỏe

Ngoài một loại quả để ăn chơi thì quả nhót cũng đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đông Y cho biết, quả nhót thường có vị chua, chát và tính bình. Tác dụng đi vào kinh phế, đại tràng và có những tác dụng phổ biến như trừ đờm giảm suyễn, trị tả, ho,..

Thành phần dinh dưỡng của quả nhót bao gồm:

- Các hợp chất chống oxy hóa

- Vitamin C

- Sắt (0,2mg%)

- Canxi

- Nước (92%)

- Protid (1,25%)

- Acid hữu cơ (2%)

- Glucid (2,1%)

- Celluose (2,3%)

- Calci- um 27mg%

- Phosphor 30mg%

...

Một số bài thuốc từ các bộ phận của cây nhót theo Đông Y:

Lưu ý, các bài thuốc từ quả nhót dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ điều trị bệnh. Khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn không gây những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh hiện tại.

2.1. Bài thuốc từ quả nhót

Chữa ho bằng quả nhót xanh

Chuẩn bị: Nhót xanh 10 quả, trần bì 10 gram, quất 10 quả. Rửa sạch rồi đem sắc mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần trong ngày

Nhót chín rộ đầu tháng 4, ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót - Ảnh 3.

Quả nhót có vị chua chát, tính bình (Ảnh: Internet)

Tiêu chảy

Chuẩn bị: Nhót xanh 10 quả, rễ của cây nhót 4 gram, rễ cây mơ 2 gram. Đem rửa sạch và sắc mỗi ngày 1 thang và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.

Hen suyễn, khó thở

Với người bị hen suyễn, khó thở có thể lấy 6 - 12 gram quả nhót rồi đem sắc, hãm hoặc tán bột dùng mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

2.2. Bài thuốc từ lá nhót

Một số thực nghiệm sinh học đã chỉ ra rằng, trong lá nhót có chứa các thành phần như tanin, saponozit, polyphenol. Có tác dụng kháng viêm cấp tính và mãn tính trên động vật. Thích hợp kháng khuẩn với các chủng gram âm và gram âm nhất là trực khuẩn lỵ bao gồm Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.

- Bệnh lỵ trực khuẩn (Shigellosis), tiêu chảy hay viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị lá nhót tươi 20 - 30 gram (hoặc 6 - 12 gram lá nhót khô) đem rửa sạch sao vàng rồi sắc với 400ml nước. Sắc tới khi còn khoảng 100 ml thì dừng lại và đem uống trước bữa ăn khoảng 1,5 tiếng và dùng trong ngày.

Nhót chín rộ đầu tháng 4, ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót - Ảnh 4.

Lá nhót có chứa các thành phần như tanin, saponozit, polyphenol (Ảnh: Internet)

Theo Y học cổ truyền thì bài thuốc này có thể uống liên tục khoảng 1 - 2 tuần tới khi các triệu chứng biến mất.

Ngoài bài thuốc với lá nhót tươi hoặc khô kể trên thì lá nhót có thể nghiền thành dạng bột, mỗi một lần người bệnh có thể lấy 8 - 12 gram để uống với nước cơm, chia thành 2 - 3 lần. Lưu ý là khi uống thì cần tránh ăn cùng các món ăn có vị tanh tính lạnh như cá, cua, ốc hay ếch,...

- Bệnh ho có nhiều đờm, hen suyễn

Một tác dụng chữa bệnh của lá nhót nữa là trị ho nhiều đờm, hen suyễn.

Cần chuẩn bị 16 gram lá nhót, 12 gram lá táo chua, hải cải củ, hạt cây cải bẹ 6 gram mỗi loại rồi đem sao vàng tất cả, giã dập. Đem gói hạt vào miếng vải sạch rồi sắc cùng với lá nhót và lá táo đã sao vàng 2 - 3 lần. Sắc xong chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ. Bạn có thể uống liên tục khoảng 2 - 3 tuần tới khi những triệu chứng bệnh thuyên giảm.

2.3. Bài thuốc từ rễ cây nhót

Rễ cây nhót theo YHCT là có tác dụng cầm máu và giảm đau. Có thể sử dụng như một vị thuốc riêng lẻ hoặc kết hợp cùng các vị thuốc kháng.

- Ho ra máu, chảy máu cam hay nôn ra máu

Nôn hay ho ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám sớm.

Bài thuốc hỗ trợ trị ho ra máu, nôn ra máu hay chảy máu cam từ rễ cây nhót có thể tham khảo như sau:

Chuẩn bị 16 gram rễ nhót đem sao đen rồi đem sắc mỗi ngày 1 thang. Có thể sao cùng với cỏ nhọ nồi, ngải diệp và trắc bách diệp. Nên chia thành 3 lần uống và uống trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ. Lưu ý, khi dùng thuốc cần kiêng các đồ cay nóng như rượu bia, đồ có cồn, ớt,..

Mụn nhọt

Đun nước với rễ nhót để tắm.

2.4. Bài thuốc từ hạt nhót

Hạt nhót có vị bùi. Theo Đông y là có tính sát khuẩn và diệt giun sáy hoặc hỗ trợ chữa lá lách bị sưng đau bằng bài thuốc: 10 gram hạt nhót và 8 gram nghệ đem giã nhỏ và sắc nước để uống hàng ngày.

Nhót chín rộ đầu tháng 4, ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót - Ảnh 5.

Hạt nhót có vị bùi, sát khuẩn và trị giun sán (Ảnh: Internet)

3. Ai không nên ăn nhót? Bà bầu ăn nhót có sao không?

Mặc dù lành tính nhưng không phải ai cũng nên ăn nhót. Do nếu ăn không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe.

3.1. Ai không nên ăn nhót?

Theo các bác sĩ thì do nhót có vị chua và chát nên những người dưới đây cần thận trọng khi ăn:

- Người gặp vấn đề về dạ dày, tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày

- Người bị táo bón, hội chứng ruột kích thích kèm tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi thì không nên ăn

- Trẻ dưới 1 tuần có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ hóc dị vật.

3.2. Bà bầu ăn nhót có được không?

Nhiều bà bầu trong thai kì thường ăn nhót như một biện pháp giúp giảm ốm nghén. Cho tới hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào báo cáo rằng bà bầu không nên ăn nhót. Tuy nhiên do tính chua chát của quả mà bà bầu không nên ăn nhiều, nhất là nhót xanh. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả.

Nhót chín rộ đầu tháng 4, ít người biết đến tác dụng chữa bệnh của quả nhót - Ảnh 6.

Nhiều bà bầu băn khoăn ăn nhót có tốt không? (Ảnh: Internet)

Lưu ý là bà bầu không được dùng lá nhót và rễ nhót.

3.3. Cần lưu ý gì khi ăn nhót?

- Khi ăn nên cạo sạch vảy trắng ở ngoài quả nhót để tránh bị đau họng do bị bám vảy nhót vào

- Không nên ăn khi bụng đang đói vì vị chua có thể gây kích ứng dạ dày. Tốt nhất là nên ăn nhót sau bữa ăn khoảng 30 phút

- Khi ốm, cơ thể ớn lạnh cũng không nên ăn nhót hay các loại quả chua như mận hay xoài.

Kết

Tóm lại, theo Y học cổ truyền thì tác dụng chữa bệnh của quả nhót, rễ nhót, lá nhót và hạt nhót đều tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sắc uống tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.


Tác giả: Kim Phụng