Nhóm máu từ trước tới nay thường chỉ đóng vai trò quan trọng trong trường hợp truyền máu do thiếu máu hoặc cấp cứu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, nhóm máu có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và còn liên quan mật thiết tới bệnh ung thư. Thông qua nhóm máu, người bệnh cũng có thể biết được nhiều hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Máu là sự sống của con người. Dù tất cả nhóm máu đều được cấu tạo bằng các yếu tố cơ bản giống nhau nhưng nhóm máu quy định những đặc tính cơ thể khác nhau. Có người nhóm máu O, người khác nhóm máu A, B, AB. Vậy, nhóm máu và bệnh ung thư có mối liên hệ với nhau như thế nào? Nhóm máu nào có khả năng dễ mắc ung thư nhất?
Các nhà khoa học đã chỉ ra, không chỉ có mối quan hệ giữa Gen và bệnh ung thư mà còn có sự liên quan giữa nhóm máu và bệnh ung thư. Nhóm máu là một trong những tính di truyền ổn định nhất của cơ thể, do miễn dịch cơ thể cũng chịu sự ảnh hưởng của nhân tố di truyền, cho nên, người ta phải chăng mắc bệnh, mắc bệnh như thế nào đều có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền.
Theo kết quả của nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng người có nhóm máu A là dễ có nguy cơ bị ung thư. Nhóm máu A với một số chứng ung thư cũng có liên quan mật thiết. Đặc biệt là ung thư dạ dày , người nhóm máu A chiếm đa số. Do vậy, người có nhóm máu A, nếu có triệu chứng đau bụng trên, đầy bụng bất ổn, gầy ốm, chán ăn, nôn ói, tiện ra máu… nhất là người viêm dạ dày dạng co thắt, nên sớm khám chữa bệnh kịp thời.
Nhóm máu không chỉ có mối liên hệ mật thiết với bệnh tật, mà còn có mối liên hệ với bệnh ung thư (ảnh: internet)
Đọc thêm:
- Cách phòng tránh bệnh ung thư do máu
Trong nghiên cứu dịch tễ học phân tử ung thư dạ dày và đại trực tràng ở Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Thu (trường Đại học Y Hà Nội) làm chủ nhiệm đề tài cho thấy, trong số 612 bệnh nhân mắc bệnh ung thư và không mắc bệnh ung thư thì tiền sử mắc bệnh ung thư của gia đình đối tượng nghiên cứu có sự liên quan đến bệnh ung thư. Cụ thể, trong gia đình có người bị ung thư thì khả năng làm tăng nguy cơ ung thư với chỉ số nguy cơ mắc bệnh ung thư là 1,82.
Theo các chuyên gia, không chỉ trong đề tài này mà nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng đã cho thấy, tại gia đình có người bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh thường rất cao, gấp 2 lần so với người khác. Bên cạnh đó, các xem xét tiền sử bệnh loét dạ dày ở các đối tượng nghiên cứu thông qua con số đã chỉ ra rằng: Trong tổng số 133 người có tiền sử bị loét dạ dày thì có 87 người bị ung thư dạ dày, tức chiếm 65,4%.
Kết luận này phù hợp với công bố của Viện Nghiên cứu Ung thư Petrov (CHLB Nga) là 70% ung thư dạ dày phát sinh ở người có viêm loét dạ dày kéo dài trên 10 năm.
Một số nghiên cứu cho thấy, ung thư dạ dày có liên quan đến nhóm máu. Hệ số mắc bệnh của nhóm máu A là cao nhất: 1,35%; nhóm máu B là 1,21; nhóm máu AB là 1,01 và nhóm máu O là 0,73. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nhóm máu A tăng 15 - 20%.
Người nhóm máu A có sức bền rất cao, họ thường ít bị bệnh vặt nhưng khả năng bị các bệnh nan y thì rất lơn. Theo con số thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư của nhóm máu A cao hơn các nhóm máu khác tới 13%.
Nhóm máu A, B có nguy cơ mắc ung thư cao (ảnh: internet)
Vì vậy, nhóm máu này cần tránh làm việc tại những nơi môi trường độc hại, có hóa chất, chất phóng xạ… Người có nhóm máu A nếu thấy xuất hiện đau vùng thượng vị, giảm cân, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu… thì cần nhanh chóng đi khám sớm.
Cũng giống như nhóm máu A, nhóm máu B được cho là nhóm máu của những người có sức khỏe khá tốt. Họ thường là người linh hoạt dẻo dai, co tham vọng và có sự nghiệp. Họ ít khi mắc bệnh nhưng khi có bệnh thì thường rất nặng.
Người có nhóm máu B thường dễ bị sâu răng, kết hạch, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư máu cao hơn các nhóm máu khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định: Nhóm máu không tự nó có thể gây ung thư. Có thể có các yếu tố phối hợp nào đó mới gây được ung thư dạ dày ở những người có nhóm máu A hoặc B. Vì thế, cần có các nghiên cứu tiếp để chứng minh cho giả thuyết này đồng thời góp phần phòng bệnh ung thư dạ dày có hiệu quả.
Tổng hợp