Thực tế, còn tùy thuộc vào từng loại ong cũng như cơ địa của từng người mà dẫn đến tình trạng dị ứng xảy ra khác nhau.
Đối với trường hợp bị ong đốt nhẹ có thể xuất hiện các vết ngứa trên vùng da bị đốt, nhanh chóng chỉ sau đó vài ngày các vết ngứa sẽ hết.
Trong những trường hợp bị ong đốt nặng có thể khiến bệnh nhân bị khó thở, đau tức ngực và sốc phản vệ, nhiều trường hợp tụt huyết áp, suy hô hấp, suy thận, mệt lả, tím tái, mất ý thức và thậm chí có thể tử vong nếu không nhận được điều trị kịp thời.
Ong đốt là chuyện thường xuyên xảy ra và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Mỗi loại ong khác nhau cũng để lại những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Một số loại ong thường gặp như ong mật, ong vò vẽ, ong nghệ,... Tuy nhiên, khác biệt giữa ong mật với các loại ong khác là sau khi đốt thì vòi của ong mật bị đứt, đoạn đứt có chứa túi nọc độc giữ lại trong da của bệnh nhân. Trong khi những loại ong khác thì vòi của chúng có thể rút ra và đốt lại nhiều lần.
Một số nguyên nhân có thể khiến con người bị ong đốt:
- Vào thời điểm mùa sinh sản của ong, đây là nguyên nhân khiến một số trường hợp bị ong tấn công tăng nhiều hơn. Vì thế, người dân nên cẩn trọng để tránh bị ong đốt. Nếu không may bị ong đốt cần xử lý kịp thời, đúng cách để đảm bảo sức khỏe và tính mạng.
- Bị ong đốt do tai nạn lao động, sinh hoạt, đi rừng bị ong đốt thường gặp là ong đất, ong bắp cày, ong vò vẽ hoặc ong vàng có độc tính cao.
- Cũng có nhiều trường hợp bị ong đốt khi nuôi ong lấy mật hoặc lấy mật trong rừng thường là ong mật.
- Nhiều trường hợp trẻ em trêu trọc, ném phá tổ ong thường bị ong vàng hoặc ong vò vẽ đốt.
Sau khi bị ong đốt cần nhanh chóng xác định loại ong thông qua các đặc điểm nhận dạng của loại ong đó. Vì mỗi loại ong có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bị đốt khác nhau.
Biến chứng có thể gây nguy hiểm của ong đốt là khiến người bị ong đốt sốc phản vệ và gây tử vong.
Riêng một số loại ong như ong vò vẽ, ong đất, ong mật sau khi bị ong đốt có thể gây tình trạng suy thận cấp, bị tán huyết, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân, xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và suy đa cơ quan.
Mới đây trường hợp người phụ nữ bị ong đốt chỉ sau 10 phút đã choáng váng, mệt lả, tím tái và dần mất ý thức vừa được Bệnh viện Trung ương Quân đội (108) tiếp nhận. Trước khi nhập viện, người bệnh đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại nhà sau đó hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình.
Đến nhập viện tại khoa Hồi sức tim mạch, người bệnh bị ong đốt có phản ứng nhưng lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, kèm theo đó là huyết áp thấp, cần duy trì thuốc vận mạch tăng liều cao hơn.
Các biểu hiện lâm sàng cho biết người bệnh có biểu hiện thoát mạch phản vệ, đây là dấu hiệu cho biết phản vệ nguy kịch xảy ra như tình trạng phù nề mí mắt, vùng mặt, xung huyết da toàn thân, khó thở và bị rít vùng họng.
Sau khi tiến hành xem xét tình hình của người bệnh, bác sĩ Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phân tích: "Bước đầu, bệnh nhân được phán đoán ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Nhưng dựa vào các biểu hiện cụ thể, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, chức năng co bóp của tim tốt, chúng tôi nhận định tình trạng bệnh nhân là phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó".
Vì vậy, các bác sĩ quyết định cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng thuốc vận mạch. Sau vài giờ bệnh nhân hồi phục và thuốc vận mạch cũng được giảm liều lượng.
Sau khi tỉnh táo, bệnh nhân cho biết bà bị ong đốt vào đùi, vết đốt đau nhói sau đó 10 phút bà bị choáng váng và mệt lả, tím tái rồi mất dần ý thức. Các bác sĩ đưa ra kết luận rằng bệnh nhân bị sốc phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.
Đối với trường hợp bị ong đốt này nếu cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp thì tình trạng của người bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn vì không được hồi sức đúng. Trong khi bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch càng kéo dài khiến tình trạng thoát mạch càng tăng dẫn đến tiên lượng hồi phục kém, bệnh nhân có thể bị suy đa tạng và thậm chí có thể gây tử vong.
Tùy trường hợp bị ong đốt thuộc loại nào sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Tuy nhiên, sau khi bị ong đốt cần thực hiện ngay biện pháp xử lý:
- Đối với ong mật: Sau khi bị ong mật đốt, bạn cần nhanh chóng nhỏ dung dịch backing soda lên khu vực bị ong đốt. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn do phản ứng trung hòa xảy ra. Ong mật trong nọc độc có chứa axit formic gây đau đớn và kích ứng cho người bị ong mật đốt.
- Ong bắp cày đốt cần xử lý theo cách khác: Tuyệt đối không thoa backing soda lên vùng da khi bị ong bắp cày đốt vì không đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị giảm triệu chứng đau nhức hay kích ứng do ong bắp cày gây ra.
Tuy nhiên, đối với ong bắp cày bạn có thể đổ dấm lên vết ong đốt, dấm sẽ giúp làm giảm vết đau, sưng và kích ứng do ong bắp cày đốt.
Backing soda không có tác dụng làm dịu cơn đau và sưng do ong bắp cày đốt vì nọc độc của ong bắp cày chứa basic trong khi đó backing soda cũng là basic. Vì vậy chúng không đem lại tác dụng hỗ trợ giảm đau. Trong khi đó, dấm lại là axit nhẹ, lúc này đổ dấm lên vết đốt của ong bắp cày sẽ khiến nọc độc của ong bắp cày bị vô hiệu hóa.
Đối với mỗi loại ong sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Do đó, để điều trị và xử lý kịp thời, sau khi bị ong đốt cần xác định được loại ong đốt thông qua hình dáng của loại ong và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp nhận điều trị kịp thời.