Nhiệt miệng liên tục xảy ra do đâu? Chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng liên tục xảy ra do đâu? Chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng liên tục xảy ra, đây là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và không kể giới tính. Dù nhiệt miệng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện và khó chịu với người bệnh.

Thực tế, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng ở con người. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định được nhiệt miệng là bệnh lý có liên quan đến: chế độ dinh dưỡng, môi trường, sinh vật gây nhiễm trùng và một vài vấn đề khác như độc tố trong chế độ ăn uống hằng ngày, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt chất dinh dưỡng như axit folic,...

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng xảy ra do chế độ ăn uống không hợp lý. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây ra nhiệt miệng. Cụ thế một vài nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng như sau:

1. Tình trạng nhiệt miệng xảy ra do tổn thương vật lý

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến con người bị nhiệt miệng. Các tác động trong vật lý trong quá trình ăn uống hoặc nói chuyện lên các mô mềm trong khoang miệng. Khi vô tình cắn phải gây nên vết thương hở thì có thể dần phát triển thành loét miệng.

Tổn thương vật lý gây nhiệt miệng do đây là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có tốt và xấu. Trong khi đó, các mô mềm sẽ bị tổn thương và dễ dàng bị các vi khuẩn này xâm nhập gây tình trạng nhiễm trùng, lở loét và nhiệt miệng gây khó chịu cho người bệnh.

2. Nhiệt miệng liên tục xảy ra do chế độ dinh dưỡng

- Chế độ ăn cay nóng:

Hầu hết mọi người đều cho rằng nhiệt miệng liên tục xảy ra do chế độ ăn uống không hợp lý của con người. Lý do thường xuyên được nghĩ đến nhất khi bị nhiệt miệng là do ăn đồ cay nóng.

Đặc biệt, theo quan điểm của y học cổ truyền cũng cho biết thêm, nhiệt miệng thuộc chứng "khẩu cam", đây là bệnh phát sinh do hỏa độc và nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can và thận... Tình trạng này xảy ra mọi người thường gọi đó là nóng trong.

Nhiệt miệng liên tục xảy ra do đâu? Chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây nhiệt miệng - Ảnh 2.

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng - Ảnh Internet

Khi tình trạng nóng trong xảy ra sẽ khiến bạn bị lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng và lưỡi đỏ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nóng trong trường hợp này xảy ra do ăn quá nhiều đồ chua cay và đặc biệt những đồ có tính nóng hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin:

Nhiệt miệng rất có thể xảy ra do chế độ dinh dưỡng của bạn bị thiếu vitamin và các dinh dưỡng quan trọng như axit folic, kẽm, sắt.

=>> Thiếu vitamin không chỉ gây nhiệt miệng mà còn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Điểm danh những bệnh lý nguy hiểm do thiếu vitamin

4. Bị nhiệt miệng do chăm sóc răng chưa đúng cách

Những sản phẩm chăm sóc răng miệng hoặc các loại nước súc miệng giúp bạn loại bỏ mảng bám cũng như khử tình trạng hơi thở có mùi hôi. Điều này có thể xảy ra khi bạn mẫn cảm với một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Chưa kể, bàn chải đánh răng quá cứng hoặc các động tác chải răng quá thô bạo cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng.

5. Rối loạn nội tiết tố gây nhiệt miệng

Phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai vì nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi và trở nên rối loạn hơn. Nếu không được tăng cường và điều hòa kịp thời, bạn có thể khiến khí âm tích tụ lại trong gan và thận. Đây cũng là nguyên nhân gây nóng trong và dẫn đến mụn nhọt, lở loét ở các vùng mô mềm, khoang miệng.

Nhiệt miệng liên tục xảy ra do đâu? Chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây nhiệt miệng - Ảnh 3.

Phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi - Ảnh Internet

6. Chức găng gan và hệ miễn dịch suy giảm

- Chức năng gan suy giảm có thể gây nhiệt miệng vì gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu chức năng gan không hoạt động tốt thì sẽ gây tích tụ chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Trong khi đó, chất độc tích tụ lớn sẽ trở thành những vết mọng nước và vỡ ra thành vết loét gây nhiệt miệng.

- Hệ miễn dịch suy yếu là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng thường xuyên. Khi virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đốt cháy niêm mạc miệng và tạo ra các vết loét. Ngoài ra, tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài cũng khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu và dễ gây hiện tượng lở loét, nhiễm trùng ở vùng miệng.

>> Những nguyên tắc ăn uống mùa đông bắt buộc phải nhớ nếu không muốn hệ miễn dịch suy giảm

7. Nhiệt miệng có thể xảy ra do yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố khiến bạn bị nhiệt miệng. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ bị nhiệt miệng thường xuyên thì con cái có khả năng bị nhiệt miệng cao hơn người khác.

Nhiệt miệng liên tục xảy ra do đâu? Chế độ dinh dưỡng không phải nguyên nhân duy nhất gây nhiệt miệng - Ảnh 4.

Nhiệt miệng có thể gặp phải do di truyền từ cha mẹ - Ảnh Internet

Nguyên nhân khác gây ra nhiệt miệng:

- Người gặp hội chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS dễ bị nhiệt miệng.

- Rối loạn tự miễn dịch Celiac.

- Người bệnh viêm loét đại tràng, viêm ruột.

- Bệnh tự miễn Behcet, mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nếu mắc phải bệnh sẽ gây viêm toàn thân cả vùng miệng từ đó khiến người bệnh bị nhiệt miệng.

- Những người mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi,...

- Đối tượng bị dị ứng thực phẩm cũng có thể bị nhiệt miệng.

Đa số các trường hợp bị nhiệt miệng đều tự khỏi sau vài ngày hoặc khi sử dụng các biện pháp tự nhiên để thúc đẩy quá trình khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng kéo dài sẽ gây ra ít nhiều các tác động có ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu vết loét miệng xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Vì thế, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khi bị nhiệt miệng và điều trị không hiệu quả cần tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.


Tác giả: Nắng Mai