Nhiệt miệng là gì và những điều mọi người cần biết

Nhiệt miệng là gì và những điều mọi người cần biết
Nhiệt miệng là một trong những bệnh khá phổ biến. Mặc dù chứng bệnh này được nhắc đến khá nhiều nhưng sự thật lại không phải ai cũng hiểu rõ nhiệt miệng là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nhiệt miệng là bệnh lý trong khoang miệng rất dễ gặp phải. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. 

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 10 ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có diễn biến phức tạp và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đây cũng chính là lý do không ít người thắc mắc bệnh nhiệt miệng là gì?

1. Vài nét về bệnh nhiệt miệng

Trước thắc mắc bệnh nhiệt miệng là gì? Các bác sĩ nha khoa đã giải đáp như sau, nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ. 

Đây là bệnh trong khoang miệng với biểu hiện chính là xuất hiện những nốt rộp nhỏ có màu trắng hoặc vàng. Thường thì những nốt rộp này sẽ xuất hiện và phát triển trên nướu và các mô mềm trong khoang miệng. Nhiệt miệng không lây lan và không ảnh hưởng đến tín mạng của con người như những chứng bệnh khác.

Ảnh 2.

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ (ảnh: internet)

>>> Xem thêm chi tiết tất cả các thông tin:  Nhiệt miệng là gì?

2. Các dạng nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng được chia thành 3 dạng chính là:

Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS Mior), dạng này sẽ xuất hiện ở môi, má và nền miệng.

Nhiệt miệng thể lớn (RAS Major), dạng này ít gặp hơn và thường có vết loét sâu và lớn hơn.

Nhiệt miệng thể Herpes - Herprtiform RAS, dạng này khá ít gặp. Biểu hiện của dạng này là các nốt nhiệt sẽ có kích thước từ 1-3 mm và mọc thành từng mảng.

3. Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh nhiệt miệng. Để nhận biết chứng bệnh này, bạn có thể căn cứ vào những triệu chứng sau:

Xuất hiện các nốt nhỏ có màu trắng đục hoặc màu vàng ở khoang miệng và các nốt này có dấu hiệu loét ra.

Đau, rát khoang miệng, ăn uống khó khăn

Có cảm giác ngứa, rát miệng

Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng mà sẽ có thêm những triệu chứng khác như sốt, buồn nôn,... Tuy nhiên bất cứ ai bị nhiệt miệng cũng sẽ có 3 triệu chứng trên.

Ảnh 3.

Nhiệt miệng sẽ gây đau rát (Ảnh: internet)

4. Đi gặp bác sĩ khi nào?

Thường bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp bệnh có những diễn biến phức tạp và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường trong khoang miệng thì các bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những biểu hiện bạn cần lưu ý đó là:

- Vết loét có dấu hiệu lan rộng và lớn hơn so với kích thước ban đầu

- Các nốt nhiệt xuất hiện nhiều và dày hơn

- Đau buốt trong khoang miệng, khi ăn bị đau, rát

- Đau đầu, sốt cao kèm phát ban.

- Có biểu hiện của tiêu chảy

5. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiều người mắc phải chứng bệnh này nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì? Theo các chuyên giam nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng có thể kể đến:

Niêm mạc miệng bị tổn thương, hiện tượng này chủ yếu gặp ở người lớn hoặc cũng có thể là do những bệnh lý răng miệng gây tổn thương niêm mạc miệng.

Ảnh 4.

Ăn đồ ăn nóng có thể gây nhiệt miệng (ảnh: internet)

Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng như các vitamin nhóm B, axit folic hoặc người bệnh đang bị mắc một số bệnh lý liên quan đến gan, thận.

Vết thương trong khoang miệng bị nhiễm trùng cũng có thể gây nhiệt miệng.

Áp lực, rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch bị suy giảm cũng có thể là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng.

6. Cách điều trị nhiệt miệng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên muốn điều trị bệnh cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người thì mới có thể xác định được phương pháp điều trị nhiệt miệng là gì. Những phương pháp điều trị nhiệt miệng có thể kể đến như:

6.1. Điều trị bằng thuốc nhiệt miệng

Sử dụng thuốc nhiệt miệng là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm và ngăn chặn bệnh phát triển.

Những loại thuốc có tác dụng giảm đau thường được sử như như Benzocaine, lidocain. Nếu dùng những loại thuốc này bạn có thể bôi trực tiếp lên các nốt nhiệt để làm giảm các cơn đau.

Những loại thuốc chống viêm thường được sử dụng là acetonide triamcinoline, fluocinonide... Tuy nhiên, những loại thuốc này không thể sử dụng tùy tiện mà cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Ảnh 5.

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiệt miệng (ảnh: internet)

Nếu bị nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ cho bạn uống những loại thuốc kháng sinh tại chỗ.

Bên cạnh việc uống thuốc, các bạn nên súc miệng thường xuyên để rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Các bạn có thể dùng Diphenhydramine, nước súc miệng kháng sinh có chứa tetracycline hay nước súc miệng có chứa steroid,... Những loại nước súc miệng này có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng rất hiệu quả.

6.2. Điều trị nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian

Ngoài việc uống thuốc nhiệt miệng các bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian như sau:

Uống bột sắn dây: mỗi ngày nên uống từ 2-3 lần và uống liên tục trong 10 – 15 ngày. Bột sắn dây khá lành tính và có tác dụng giúp giảm nhiệt miệng nên có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Lá bàng non: Các bạn lấy lá bàng non, đun với nước sôi và dùng để sửa các nốt nhiệt miệng. Sau một vài ngày thực hiện, bạn sẽ thấy bệnh nhiệt miệng thuyên giảm rõ rêt.

Rau diếp cá: Lấy rau diếp cá xay nhuyễn cùng một chút muối và uống 2-3 lần/ngày. Nước rau diếp cá có tác dụng giúp bệnh nhiệt miệng chóng khỏi, đồng thời giúp mát gan, giải độc.

Mật ong: với cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong, bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm mật ong và bôi lên vết loét ngày 1-3 lần. Sau 3 ngày thực hiện bạn các sẽ thấy các vết loét thay đổi rõ rệt.

Ảnh 6.

Nếu bị nhiệt miệng mãi không khỏi hãy đến gặp bác sĩ nha khoa (ảnh: internet)

7. Các phòng bệnh nhiệt miệng

Để phòng bệnh nhiệt miệng bạn nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, không uống rượu bia,

Chỉ nên ăn những loại thực phẩm có tính mát, bổ sung rau, củ quả mỗi ngày.

Mỗi ngày nên uống từ 2-3l nước.

Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày kết hợp với súc miệng bằng nước muối hay nước ấm.

Khám sức khỏe răng miệng, lấy cao răng định kỳ để kịp thời xử lý những bất thường xuất hiện.

Với tất cả những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp mọi người biết được bệnh nhiệt miệng là gì. Mặc dù bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng mọi người không nên thờ ơ. Hãy tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Tác giả: Đỗ Hoa