Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính (vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc), nguy hiểm và dễ lây lan do vi khuẩn chủng Corynebacterium diththeriae giải phóng độc tố gây ra có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi hoặc trên da, các màng niêm mạc khác như ở kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục; trong đó thể hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp với tỷ lệ 70% là bạch hầu họng.
Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử v.ong với tỷ lệ cao (trong vòng 6 - 10 ngày).
Do vậy mà việc nắm được các dấu hiệu bệnh cũng như thời gian ủ bệnh bạch hầu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Đọc thêm:
+ Các loại bệnh lây truyền qua đường không khí
+ 10 bệnh lý lây truyền từ bọ ve mà mọi người cần cẩn trọng
Theo Medical News Today, thời gian ủ bệnh bạch hầu thường là từ 2 - 5 ngày nhưng có thể mất tới 10 ngày mới phát bệnh, tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng phát triển của vi khuẩn trong cơ thể. Thường thì người nhiễm vi khuẩn bạch hầu sẽ bắt đầu đào thải vi khuẩn từ thời kì khởi phát hoặc ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh.
Trong khi một số người có thể không gặp bất kì triệu chứng nào thì có những trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ như bệnh cảm lạnh thông thường. Bệnh bạch hầu đường hô hấp có thể phát triển dần dần dẫn tới các triệu chứng điển hình như:
- Khó nuốt.
- Đau họng, họng đỏ.
- Mệt mỏi, khó chịu nói chung.
- Nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
- Sốt nhẹ.
- Chán ăn.
- Khàn giọng nếu bệnh đã ảnh hưởng tới thanh quản.
Sau đó 2 - 3 ngày khi ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu được giải phóng sẽ giết chết các mô khỏe mạnh trong hệ hô hấp của người nhiễm bệnh.
Điều này dẫn tới một lớp giả mạc màu trắng ngà hoặc xám phát triển trên hầu, amidan, cổ họng hoặc trong mũi người bệnh. Khi lớp giả mạc phát triển kéo dài tới thanh quản sẽ khiến bệnh nhân khàn giọng nhiều hơn và ho khan tăng lên. Thậm chí giả mạc cũng có thể phát triển lan rộng xuống hệ hô hấp dưới về phía phổi, đồng thời làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở.
Lớp giả mạc bám rất chắc, nếu cố dùng tay hoặc dụng cụ để loại bỏ sẽ gây ra chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị sung huyết.
Các triệu chứng bổ sung có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển bao gồm: khó thở, thay đổi về tầm nhìn, nói lắp, các dấu hiệu sốc chẳng hạn như da xanh, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh.
Lưu ý rằng bệnh bạch hầu thường lây lan qua tiếp xúc giữa người với người hay tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Mọi người cũng có thể bị bệnh khi chạm vào vết loét hoặc vết loét hở bị nhiễm trùng hoặc qua tiếp xúc với các vật có vi khuẩn bạch hầu bám dính trên đó (được chất nhầy bảo vệ) chẳng hạn như:
- Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối: vi khuẩn bạch hầu có thể sống được 30 ngày.
- Trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi: có thể sống được vài ngày.
- Trong sữa, nước uống: có thể sống 20 ngày.
Thậm chí, vi khuẩn bạch hầu có thể sống trong tử thi tới 2 tuần do vi khuẩn này có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể người và chịu được môi trường lạnh khô. Tuy nhiên vi khuẩn bạch hầu lại cho thấy sự nhạy cảm với ánh sáng mặt trời trực tiếp, chúng sẽ bị tiêu diệt và chỉ sống được khoảng 10 phút ở nhiệt độ 58 độ C và ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút.
Ngay cả khi người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu không biểu hiện bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh thì họ vẫn có thể lây truyền bệnh cho người lành trong vòng 6 tuần sau lần nhiễm khuẩn ban đầu nhưng thường là khoảng 2 tuần và hiếm khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ 3 - 4 tuần, ít khi kéo dài đến 6 tháng. Việc điều trị bằng thuốc phù hợp sẽ chấm dứt được sự lây truyền bệnh.
Mặc dù hiện nay ở Việt Nam các ca bệnh phát hiện còn lẻ tẻ với số lượng ca mắc bệnh bạch hầu giảm nhiều trong những năm gần đây nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng vaccine bạch hầu nhưng với những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiêm thiếu mũi,... dẫn tới lỗ hổng miễn dịch vẫn có nguy cơ xảy ra lây lan.
Nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cũng cao hơn nếu:
- Trong gia đình có người mắc bệnh bạch hầu hoặc tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh. Bệnh bạch hầu qua da có thể lây truyền qua đường tình dục.
- Bất kỳ ai không tiêm chủng vaccine phòng ngừa bạch hầu, đặc biệt là trẻ nhỏ và người
Tiêm vaccine bạch hầu đúng và đủ mũi bao gồm cả mũi nhắc lại sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ lây nhiễm cho người chưa được tiêm ngừa (như trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi), giảm tỷ lệ tử v.ong do bệnh cũng như tạo miễn dịch cộng đồng. Ngược lại, không tiêm vaccine ngừa bạch hầu khiến bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn.
Các biến chứng bệnh bạch hầu có thể đe dọa tới tính mạng nếu chất độc xâm nhập vào máu và gây tổn thương các mô quan trọng khác. Một số biến chứng tiềm ẩn bao gồm: viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, tắc nghẽn đường thở do giả mạc, suy thận,... Theo CDC, ngay cả khi được điều trị thì tỷ lệ tử v.ong của bệnh bạch hầu cũng từ 5 - 10%.
Vaccine bạch hầu có hiệu quả đạt khoảng 97% và hiệu quả tới 10 năm, giảm dần qua các năm nên điều quan trọng vẫn là tiêm các mũi nhắc lại. Vaccine phòng bạch hầu hiện nay thường là vaccine kết hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván trong các mũi 5 in 1 hoặc mũi 6 in 1 bao gồm 3 mũi cơ bản, cách nhau ít nhất 1 tháng khi trẻ được 2 - 3 - 4 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi thứ 4 lúc trẻ 18 - 24 tháng tuổi. Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ được 4 - 6 tuổi và 9 - 15 tuổi.
- Người đang có các rối loạn liên quan tới hệ miễn dịch như AIDS.
- Người đang mắc các bệnh mãn tính, bệnh nền.
Nhìn chung, may mắn là bệnh bạch hầu đã có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị. Vì thế mà việc quan sát những biểu hiện bất thường của cơ thể hoặc chú ý tới thông tin về các vùng có xuất hiện bệnh bạch hầu khi di chuyển đóng vai trò quan trọng để thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Everything you need to know about diphtheria
2. Diphtheria