Nhiễm trùng hậu sản - mối nguy hiểm khó lường

Nhiễm trùng hậu sản - mối nguy hiểm khó lường
Sinh sản luôn là vấn đề cần được quan tâm bởi ngoài việc người phụ nữ phải vượt cạn một mình, đau đớn và lo lắng, thì bên cạnh đó tiềm ẩn các nguy cơ khó lường, đặc biệt là các tai biến sản khoa, một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở phụ nữ chính là nhiễm trùng hậu sản.

1. Nhiễm trùng hậu sản là bệnh gì?

Nhiễm trùng hậu sản bao gồm một loạt các nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi sinh và mổ lấy thai hoặc trong quá trình cho con bú. 

Ngoài chấn thương xảy ra trong suốt quá trình sinh hoặc mổ lấy thai, những thay đổi sinh lý trong suốt thai kỳ cũng góp phần vào sự hình thành nhiễm trùng hậu sản. 

Cơn đau điển hình mà nhiều phụ nữ cảm thấy trong giai đoạn ngay sau sinh cũng gây khó khăn để phân biệt nhiễm trùng hậu sản và đau sau sinh. Một số nhiễm khuẩn thông thường bao gồm:

- Viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng nội mạc tử cung

- Viêm vú, nhiễm trùng vú

- Nhiễm trùng vết mổ

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Đọc thêm:

10 mẹo gọi sữa về sau sinh 

7 cách trị rạn da sau sinh vô cùng hiệu quả

2. Nhiễm trùng hậu sản có thể được nhận diện khi có các triệu chứng sau

- Đau bụng dưới, dần dần lan lên bụng trên, sau cùng có thể đau khắp bụng.

- Sốt > 38oC, có thể kèm ớn lạnh, rét run.

- Dịch ở vùng kín sau sinh có mùi hôi, đục.

- Rối loạn trong tiểu, tiện.

- Vết khâu ở vùng tầng sinh môn (nếu sinh thường) hay vết mổ thành bụng (nếu mổ lấy thai) sưng đỏ, đau, chảy mủ,…

- Khi khám tử cung và ấn bụng dưới thấy sản phụ đau nhiều.

- Trường hợp nặng, bệnh có thể diễn tiến thành nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng, sản phụ lơ mơ, bứt rứt, vã mồ hôi, da tím hoặc nổi bông tím, không có hoặc rất ít nước tiểu, vàng mắt vàng da, chảy máu không cầm được, thay đổi các dấu hiệu sinh tồn (mạch nhanh, huyết áp tuột, đo nồng độ oxy máu bão hòa thấy giảm,...), có thể tử vong.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng hậu sản, các sản phụ nên đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán đúng mức độ, vị trí bị nhiễm trùng.

3. Phương pháp điều trị và dự phòng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản

Tuỳ vị trí và mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng, điều trị bao gồm một hoặc phối hợp nhiều biện pháp sau:

- Kháng sinh điều trị.

- Vệ sinh âm đạo – cổ tử cung.

- Thuốc co hồi tử cung.

- Thoát lưu và làm sạch lòng tử cung (hút dịch trong lòng tử cung)

- Cắt chỉ vết khâu tầng sinh môn, hoặc vết mổ thành bụng thoát lưu mủ hay dịch nhiễm trùng.

- Phẫu thuật mở bụng cắt lọc vết khâu cơ tử cung, hoặc phải cắt tử cung (nếu nhiễm trùng nặng toàn bộ tử cung).

4. Để dự phòng nhiễm trùng hậu sản, sản phụ cần lưu ý

- Trước khi mang thai: nên khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ, để điều trị ổn định các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và nội khoa như: thiếu máu, tiểu đường, suy dinh dưỡng, tim mạch….

- Trong thai kỳ: nên khám thai theo quy định, để phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường thai kỳ, bệnh lý thận, tăng huyết áp trong thai kỳ (còn gọi là tiền sản giật)…để kịp thời điều trị.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

- Hậu sản:

+ Ăn uống đủ dinh dưỡng, không kiêng khem.

+ Vận động đi lại sớm, không nằm một chỗ và trong buồng tối.

+ Vệ sinh và giữ khô sạch vùng kín, vết khâu tầng sinh môn, vết mổ thành bụng.

>>>> Hậu sản là gì?

Tác giả: Tuệ Nghi