Nhiễm trùng CMV: Căn bệnh khiến trẻ 2,7kg qua đời ngay sau sinh

Nhiễm trùng CMV: Căn bệnh khiến trẻ 2,7kg qua đời ngay sau sinh
Nhiễm trùng CMV (Cytomegalovirus)- một loại nhiễm trùng gây ra những vấn đề nguy hiểm cho mọi lứa tuổi, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng CMV có thể đối diện với nguy cơ tử vong, và thực tế đây là trường hợp vừa xảy ra vào ngày 24/10 vừa qua.

Vừa qua, khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận một trường hợp sản phụ chuyển dạ đẻ lần 2 ở tuần thứ 39.

Mặc dù bé trai nặng 2,7kg đã được chào đời, tuy nhiên trẻ có những biểu hiện toàn thân vàng vọt, ban tím vùng lưng, nhịp tim đập rời rạc, và đáng tiếc là bé đã không qua khỏi ngay sau đó dù đã được các bác sĩ điều trị tích cực.

1. Trẻ 2,7kg qua đời ngay sau sinh

Trước đó, sản phụ nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, ra máu thăm... Thông qua siêu âm, các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở sản phụ như: ít nước ối, gan to, rột non tăng âm vang và nhi ngờ một dạng nhiễm trùng trẻ sơ sinh trong bào thai.

Trẻ sau khi chào đời đã được các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, đặt nội khí quản, trẻ được chuyển chuyên khoa Sơ sinh điều trị tích cực. Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu các bác sĩ nghi ngờ trẻ nhiễm virus CMV dẫn đến tử vong. Các bác sĩ cũng đã thực hiện xét nghiệm máu trên mẹ để tìm kháng thể - kháng nguyên CMV cho kết quả IgG (+) và IgM (-) kết quả khẳng định sản phụ đã nhiễm virus này trước khi chuyển dạ.

2. Nhiễm trùng CMV là gì?

CMV (Cytomegalovirus) là virus phổ biến gây ra các bệnh nhiễm trùng như: thủy đậu, giời leo... và xảy ra trên nhiều lứa tuổi, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì đây là nhóm chưa có sự miễn dịch. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 40-80% người lớn bị nhiễm CMV trước tuổi 40, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 90%.

Nhiễm trùng CMV: Căn bệnh khiến trẻ 2,7kg qua đời ngay sau sinh  - Ảnh 1.

Việc vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền virus (Ảnh: Internet)

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, việc vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền virus. Đường lây truyền virus là từ người sang người, thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Chẳng hạn như lây qua đường máu, hoặc dịch tiết nước bọt, nước tiểu, sữa, thậm chí là cả tinh dịch hoặc lây truyền qua nhau thai khi người mẹ bị mắc.

Người nhiễm virus cytomegalo thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện bệnh và loại virus này sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.

Chu trình hoạt độnng của virus CMV bao gồm ở thể ngủ và giai đoạn hoạt động mạnh. Do vậy, khi cơ thể khỏe mạnh, CMV chủ yếu không hoạt động. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, CMV có thể tái hoạt động và gây ra bệnh lý cho cơ thể.

Nhiễm trùng CMV bẩm sinh mặc dù không có triệu chứng nhưng rất dễ gây hỏng thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ tử vong sau khi sinh. Đối với người mẹ, việc bị nhiễm trùng CMV cũng rất nguy hiểm và điều này có thể đe dọa đến lần sinh nở tiếp theo.

Một số biến chứng của virus gây nên đốm mảng xuất huyết trên da, gan to, lách to, vàng da, teo não và đầu nhỏ, chậm phát triển. Mặc dù đây là loại virus nhiễm trùng nguy hiểm nhưng hiện nay chưa có thuốc điều trị cho căn bệnh này.

>> Ngoài CMV thì gần đây mạng xã hội cũng đang xôn xao về trường hợp trẻ bị nhiễm virus RSV thông qua "nụ hôn". Xem ngay TẠI ĐÂY.

Nhiễm trùng CMV: Căn bệnh khiến trẻ 2,7kg qua đời ngay sau sinh  - Ảnh 2.

Đối với người mẹ, việc bị nhiễm trùng CMV cũng rất nguy hiểm và điều này có thể đe dọa đến lần sinh nở tiếp theo (Ảnh: Internet)

3. Khuyến cáo các phương pháp phòng tránh nhiễm trùng CMV

Dựa vào tình hình thực tế cũng như thực trạng nhiễm trùng ở nước ta, các bác sĩ khuyến cáo: Nên xét nghiệm sớm nhiễm trùng CMV đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Đối với phụ nữ mang thai, việc xét nghiệm máu chẩn đoán trước này sinh đẻ giúp phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị tốt hơn.

Phụ nữ bị nhiễm trùng CMV trước khi mang thai có thể lây truyền virus sang thai nhi. Đặc biệt nếu là nhiễm trùng CMV nguyên phát thì nguy cơ lây truyền sang thai nhi cao hơn là CMV tái phát. Quá trình lây nhiễm thường diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trẻ sơ sinh khi nhiễm trùng CMV trong thời gian đầu có biểu hiện bình thường, tuy nhiên các dấu hiệu sẽ tiến triển dần theo thời gian, thậm chí vài tháng hoặc vài năm. Dấu hiệu thường gặp nhất ở nhiễm trùng CMV ở trẻ sơ sinh là mất thính lực hoặc suy yếu thị lực.

Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh thường rất yếu và có xu hướng ngày càng yếu đi. Các triệu chứng nhiễm CMV của trẻ bao gồm: vàng mắt, vàng da, trên da thường bị ban đỏ, thâm tím, trẻ sinh ra nhẹ cân, phì đại lá lách, chức năng gan yếu, khó thở, co giật hoặc tử vong, không đáp ứng với điều trị.

Phòng tránh nhiễm trùng CMV ở trẻ sơ sinh

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng CMV. Do vậy phương pháp tốt nhất giúp phòng ngừa chủ yếu là hạn chế tiếp xúc với dịch tiết có chứa mầm bệnh. Immunoglobulins có thể sử dụng để phòng ngừa bệnh lý do CMV cho bệnh nhân ghép thận, cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm CMV trong thai kỳ…

Người mẹ đang mang thai cần hết sức cẩn trọng, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, hạn chế tiếp xúc với người lạ để tránh việc lây nhiễm các loại virus khác ngoài CMV.


Tác giả: Minh Ngọc