Nhiễm khuẩn núm vú và các bệnh lý nguy hiểm ở núm vú

Nhiễm khuẩn núm vú và các bệnh lý nguy hiểm ở núm vú
Là bộ phận quan trọng của phụ nữ, nhưng núm vú nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ có thể mắc nhiều bệnh như: nhiễm khuẩn núm vú, viêm tắc tuyến vú,...Trong bài viết hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng nhiễm khuẩn núm vú - căn bệnh nhiều chị em dễ mắc phải.

1. Nhiễm khuẩn núm vú trong thời gian tiết sữa

Đây là loại nhiễm khuẩn núm vú thường gặp nhất xảy ra khi phụ nữ đang cho con bú. Vú chứa đầy sữa là một môi trường vi khuẩn dễ phát triển. Đứa bé thường cắn và ngậm vú gây nứt nẻ dưới da và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập, hay vệ sinh kém. 

Trong một số trường hợp tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa đặc lại dẫn đến lưu thông tuyến sữa không tốt. 

Triệu chứng của nhiễm trùng, nhiễm khuẩn núm vú: vú sưng đỏ và rất đau khi chạm vào vú kèm theo sốt. Điều trị viêm vú ở thể này: chườm ấm lên vú, cố gắng nặn bỏ sữa và không cho bé bú bên vú bị nhiễm khuẩn. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh như: cephalexin, hay cifixim và dùng thuốc giảm đau như paracetamol.

Trong một số trường hợp viêm vú có 10% biến chứng thành áp-xe vú, những trường hợp này cần rạch tháo ổ áp-xe và dẫn lưu, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao.

2. Nhiễm trùng núm vú khi không tiết sữa

Đây là thể bệnh nhiễm khuẩn núm vú, nhiễm trùng núm vú ít gặp, thường xảy ra trên nền bệnh lý như: người bệnh bị đái tháo đường, bị suy giảm miễn dịch, hay người bệnh bị cắt bỏ khối u sau đó điều trị bằng tia xạ. 

Bệnh biểu hiện viêm mô tế bào hay nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da. Nguyên do một vài hạch bạch huyết giúp chống lại nhiễm khuẩn núm vú đã bị cắt bỏ hay hệ miễm dịch bị suy giảm. 

Triệu chứng điển hình  trên da, sưng đỏ đau và kèm theo sốt cao, vi khuẩn gây bệnh thường do liên cầu khuẩn. Ngoài ra nhọt trên da ở vú cũng có thể xảy ra nguyên nhân do tụ cầu vàng. 

Điều trị viêm vú không do tiết sữa dùng kháng sinh liều cao dạng tiêm như: augmentin, unasyn và thuốc giảm đau, kết hợp điều trị bệnh lý căn nguyên như: bệnh đái tháo đường, thuốc điều trị suy giảm miễn dịch. Rạch áp-xe và dẫn lưu nếu cần.

Ảnh 2.

Triệu chứng của nhiễm trùng, nhiễm khuẩn núm vú: vú sưng đỏ và rất đau khi chạm vào vú kèm theo sốt. (Ảnh: Internet)

3. Áp-xe dưới quầng vú mạn tính

Đây là loại nhiễm khuẩn núm vú ít gặp, nguyên nhân là do ống dẫn tuyến vú bị tắc nghẽn, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến gây nhiễm trùng.

Loại nhiễm khuẩn núm vú này thường gặp ở phụ nữ có núm vú bị tụt vào trong làm cho lỗ mở của tuyến bị chít hẹp lại, khi xảy ra nhiễm trùng hình thành nên các ổ áp-xe. Nếu phát hiện  sớm trước khi hình thành ổ áp-xe dùng thuốc kháng sinh liều cao. Các ổ áp-xe là vùng nóng, đỏ, đau ở viền quầng vú giống như một cái nhọt. 

Điều trị rạch tháo mủ và đặt lame cao su dẫn lưu, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và giảm đau. Đây là loại nhiễm khuẩn núm vú hay tái phát, khoảng 40% do nhiễm trùng vú lan từ ống tuyến này sang ống tuyến khác, nên cần chăm sóc kỹ và điều trị triệt để, nếu tái phát thường xuyên có thể cắt bỏ ống tuyến.

Ảnh 3.

Thường xuyên kiểm tra vú để tránh các bệnh như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn núm vú (Ảnh: Internet)

4. Chất tiết ở núm vú

Bình thường hầu hết phụ nữ đếu có một ít chất tiết ra khi bóp núm vú và điều này hoàn toàn bình thường. Một số phụ nữ khi dùng một số loại thuốc như: viên thuốc tránh thai, thuốc hạ áp như aldomet, thuốc an thần như thorazin hay thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng như cimetidin có thể gây tiết sữa hay tiết dịch. 

Nguyên nhân là do tăng tiết prolactin kích thích tuyến vú tiết sữa hay tiết dịch. Các chất tiết này thường xảy ra cả hai bên núm vú. Dịch tiết sẽ hết khi ngưng dùng thuốc. Dịch tiết ở núm vú chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, không có gì phải lo lắng. 

Một khi dịch tiết ở núm vú xảy ra một bên, dai dẳng, dịch tiết tự chảy ra mà không cần nặn bóp. Nếu dịch tiết này có màu trắng và dính giống như lòng trắng trứng hoặc có lẫn máu, nguyên nhân có thể do bệnh u nhú trong ống, đây là một u nhỏ hay nhiều u nhỏ giống hạt cơm, ở trên thành của ống, u nhú này bị loét và chảy máu khiến dịch tiết có lẫn máu, là tình trạng lành tính nên cắt bỏ. 

Ảnh 4.

Một khi dịch tiết ở núm vú xảy ra một bên, dai dẳng, dịch tiết tự chảy ra mà không cần nặn bóp. (Ảnh: Internet)

Bệnh ung thư, những người bệnh ung thư hiếm có dịch tiết ở núm vú, khoảng 4% tất cả các trường hợp tiết dịch tự nhiên có lẫn máu ở một bên núm vú. Trường hợp ung thu vú cần điều trị theo chuyên khoa ung bướu với phẫu thuật cắt bỏ vú kết hợp xạ trị.

Ngoài ra, một dạng dịch tiết giống sữa một cách tự nhiên ở cả hai vú, một khi loại bỏ không phải giai đoạn cho bé bú gọi là đa tiết sữa. Nguyên nhân là do tăng quá mức prolactin. Có thể dùng bromocriptin để ức chế prolactin.

5. Ngứa núm vú

Đây là vấn đề thường gặp sau tiết dịch. Ngứa núm vú thường gặp cả hai bên vú, có thể bị khô da trên núm vú giống như bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, nguyên nhân có thể do dị ứng với áo nịt ngực hoặc chất giặt tẩy. 

Các cô gái ở tuổi dậy thì với vú phát triển thường bị ngứa núm vú do da bị kéo căng. Trường hợp ngứa khó chịu, ta có thể dùng kem chống dị ứng như phénergan thoa lên núm vú hay uống thuốc chống dị ứng như chlopheramin, telfast.

Tác giả: Thanh Hoa