Lươn là loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể trong 100gr thịt lươn sẽ có 18.7 gram chất đạm, 0.9 gram chất béo, 150 mg chất lân, 39 mg canxi, 1.6 mg sắt và nhiều nguyên tố khác (theo bảng giá trị thành phần dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Trong các thực phẩm giàu vitamin A, lươn xếp vị trí thứ 5 sau gan gà, lợn, bò, vịt. Bên cạnh đó, trong thịt lươn còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.
Nếu so sánh với các thực phẩm khác như tôm đồng, cua đồng, hến thì giá trị dinh dưỡng của thịt lươn đứng đầu. Vì thế, thịt lươn không còn là món ăn xa lạ trong bữa ăn của nhiều người, nhất là thực đơn bồi bổ cho người bệnh, trẻ em và người già.
Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng đường ruột vì chính món ăn giàu giá trị dinh dưỡng này.
Lươn là món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Thịt lươn theo Đông y có tác dụng tăng cường khí huyết, giảm trừ phong thấp, có thể bổ sung dinh dưỡng, chữa các bệnh về đau nhức xương sống, điều trị trĩ, phong thấp, bệnh đường ruột như kiết lị, trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, lươn còn có các lợi ích như:
Trong thịt lươn chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là axit amin histidine nên đây là thực phẩm cần được bổ sung trong các bữa ăn của trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ mau ăn chóng lớn.
Thịt lươn còn là "thực phẩm vàng" giúp phái mạnh lấy lại phong độ trong phòng the. Nhờ vào đặc tính bổ sinh khí huyết của máu lươn mà loại thực phẩm này thường được sử dụng để cường dương, hỗ trợ lưu thông máu huyết, tăng cường khả năng "lâm trận" của đấng mày râu.
Công thức nấu món lươn trị chứng bất lực ở nam giới như sau: cho ahf thủ ô, hạt sen, nấm mèo hoặc nấm linh chi vào hầm chung với lươn, có thể thêm lá lốt cho dậy mùi thơm.
Ngoài ra, thịt lươn còn giúp trị hôi miệng, đau nhức ù tai.
Ảnh minh họa
Trong Đông y truyền tai công thức trị bệnh tiêu chảy nhờ lươn vô cùng hiệu quả. Khi thấy có dấu hiệu xuất hiện nhớt, đờm, máu trong phân, bạn có thể làm sạch phần gan, lòng mề của một con lương nước ngọt và đem nướng.
Sau đó, rang lươn vừa nướng với 10gr đường vàng và tán thành bột để uống cùng nước ấm. Liều lượng sử dụng: 3-4 lần một ngày, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
Công thức này giúp giảm tình trạng tiêu chảy, tuy nhiên cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh các tác dụng phụ hoặc cơ thể dị ứng với lươn.
Lươn biển và lươn nước ngọt có thêm tác dụng cầm máu, trị búi trĩ hiệu quả.
Công thức cho món ăn này khá đơn giản, mổ lươn theo cách truyền thống (dùng cật tre vót mỏng thay vì dùng dao để giảm sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại, tránh được vị tanh) sau đó cho vào nồi đất nấu để hạn chế mùi.
Ảnh minh họa
Bản thân lươn là loài động vật sống ở ao bùn, môi trường ô nhiễm, ăn tạp nên trong chính cơ thể của chúng cũng có thể nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Do đó, nếu ăn nhầm thịt lươn nhiễm độc, cơ thể có thể mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột thông qua món ăn được coi là bổ dưỡng này.
GS Trần Vinh Hiển (cố vấn khoa học BV Bệnh nhiệt đới TPHCM) cho biết, ngay cả khi lươn được nuôi thì tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum cũng tương đương lươn hoang dã, chiếm khoảng 0,8-29,6%.Tỉ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng đường ruột này có khả năng tăng cao ở mùa mưa, giảm dần vào mùa khô.
GS Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng ĐH Y dược TPHCM, cũng cảnh báo có thể mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột nếu ăn các món làm từ thịt lươn chưa nấu chính như gỏi lươn, lươn xào tái,...
Ảnh minh họa
Bệnh gút thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa đạm, gây ra hiện tượng tăng acid uric trong máu. Do lươn là thực phẩm giàu chất đạm nên những người bệnh gút nên tránh xa các món ăn làm từ lươn để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Theo Soha