Nanh sữa là gì? Hướng dẫn cách nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nanh sữa là gì? Hướng dẫn cách nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách
Mọc nanh sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nanh sữa là gì? Làm thế nào để nhể nanh sữa đúng cách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Nanh sữa là gì? 

Nanh sữa là gì? Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh. Về bản chất, nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng, bên trong lòng chứa đầy chất keratin. Đây là sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Nanh sữa xuất hiện dưới dạng nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang rơi vào khoảng từ 2-3 mm, một số trường hợp đặc biệt có thể to đến 1 cm.

Trẻ mọc nanh sữa thường có dấu hiệu chán ăn, chậm lớn, quấy khóc. Khi phát hiện trẻ mọc nanh sữa, nhiều cha mẹ thường tự xử lí hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh. 

nanh sữa là gì

Nanh sữa là những đốm trắng xuất hiện trên lợi hoặc vòm họng trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, việc nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh có thể là cần thiết trong một số trường hợp. Ngoài ra, việc xử lí không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng, thậm chí có thể nhầm lẫn với tình trạng mọc răng bẩm sinh,...

Đọc thêm:

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ nhỏ

Mách nhỏ những loại thực phẩm tốt cho răng lợi

2. Nguyên nhân trẻ mọc nanh sữa

Nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng bên trong chứa chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm. Đối với nanh sữa ở vòm miệng, mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai gây ra hiện tượng này. 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa hình thành từ quá trình tạo ra mầm răng (Ảnh: Internet)

Thông thường, răng sữa mọc khi trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, tuy nhiên mầm răng thì đã được hình thành trong xương từ trước đó, thậm chí khi trẻ vẫn còn trong bụng mẹ. Trong quá trình hình thành mầm răng, một số thành phần tế bào tham gia tạo răng không biến mất mà bị sót lại sẽ có thể tạo thành nang ở lợi.

3. Nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để phát hiện trẻ mọc nanh sữa không khó, chỉ cần cha mẹ thường xuyên vệ sinh răng miệng của trẻ sạch sẽ để phát hiện sớm. Ngoài ra, một số biểu hiện trẻ mọc nanh sữa là quấy khóc, bỏ bú, sốt nhẹ hoặc viêm loét miệng do nhiễm trùng.

trẻ mọc nanh sữa

Giữ gìn vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

Khi được chuẩn đoán mọc nanh sữa, nếu trẻ không có các dấu hiệu đặc biệt kể trên thì không cần tiến hành nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh. Sau khoảng 2 tuần, nanh sữa có thể tự tiêu biến.

Nếu có các dấu hiệm sưng viêm, tấy đỏ, cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tiến hành chích hoặc nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh. 

Đây là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ cần có thao tác nhanh gọn và chính xác để hạn chế gây tổn thương tới các vùng xung quanh. Trước khi tiến hành nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê tại vùng cần xử lí để làm giảm cơn đau. Sau đó, nanh sữa sẽ bị làm rách vỏ bằng dụng cụ nhọn làm thoát ra chất màu trắng (tương tự như việc nặn mụn trứng cá).

trẻ mọc nanh sữa

Chỉ nên tiến hành nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh khi có những dấu hiệu viêm nhiễm (Ảnh: Internet)

Vết thương thường sẽ lành 2-3 ngày sau khi xử lí. Nếu nanh sữa có mọc lại tại những vị trí khác, không nên quá lo lắng và tiếp tục theo dõi, giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹo và thủ thuật được truyền tai trong dân gian để nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh có thể gây đau đớn và làm nghiêm trọng tình hình hơn. Do đó, nếu muốn tự xử lí, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Tổng hợp

Tác giả: Bùi Thảo Ngân