Răng khôn là răng gì? Những điều cần biết về việc nhổ răng khôn

Răng khôn là răng gì? Những điều cần biết về việc nhổ răng khôn
Răng khôn hay còn gọi là răng cấm, là nhóm răng mọc cuối cùng, thường vào khoảng 17-25 tuổi. Đôi khi, răng có kích thước vừa vặn với hàm và mọc hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, thông thường răng khôn hay bị mọc lệch, mọc sai vị trí hoặc hàm không còn đủ rộng để răng mọc.

Khi răng khôn bị mọc lệch, có thể chúng sẽ nằm ngang, mọc xiên về phía trước hoặc mọc lệch ra ngoài hoặc lệch vô trong. Những răng khôn mọc lệch thường chen chúc và tổn thương răng kề bên, tổn thương xương hàm và hệ thần kinh.

Đối với một số trường hợp răng khôn chỉ mọc mộ phần sau đó dừng lại cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan lân cận. Khi răng mọc một phần sẽ tạo ra một khoảng hở cho các vi khuẩn trú ngụ và gây nhiễm trùng.

Hậu quả là sẽ bị đau răng, sưng nề mô nướu, cứng hàm, nặng hơn có thể gây ra bệnh toàn cơ thể. Những răng chỉ mọc lên một phần còn dễ bị sâu răng và bệnh về nướu hơn, do vị trí mọc rất khó khăn để vệ sinh và sử dụng chỉ nha khoa.

1. Làm thế nào để nhận biết được răng khôn?

Đến gặp nha sĩ và hỏi về vị trí chính xác của răng khôn. Thông thường các bác sĩ sẽ cho chụp Xquang hàm mặt để đánh giá chính xác vị trí và mức độ di lệch của răng khôn. Tùy thuộc vào các đánh giá của bác sĩ, họ sẽ tư vấn bạn cách giải quyết tối ưu nhất đối với từng trường hợp cụ thể.

Thông thường các bác sĩ sẽ tư vấn lấy răng khôn ra trước khi có bất kì biến chứng nào xảy ra. Những biến chứng có thể gặp sau này như khi răng khôn mọc tiếp gây đau, nếu lấy răng ra càng trễ thì các biến chứng càng nhiều.

Nhổ răng khôn ở người trẻ tương đối dễ dàng và ít biến chứng, do lúc này chân răng vẫn còn yếu, phần xương chưa được cốt hóa hòa toàn nên việc nhổ răng dễ dàng và ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh hơn.

Ảnh 2.

2. Răng khôn được lấy ra như thế nào?

Tùy vào vị trí và giai đoạn mọc của mỗi người khác nhau, bác sĩ sẽ có những phương pháp loại bỏ răng không khác nhau.

Nếu răng khôn mọc lên hoàn toàn thường dễ nhổ hơn những loại khác. Đối với những răng khôn chưa mọc, còn nằm bên dưới nướu và vùi sâu dưới xương hàm, nha sĩ cần phải rạch nướu và có thể phải cưa 1 phần xương để lấy răng khôn ra ngoài. Trong trường hợp này, thông thường răng khôn sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần và lấy ra thay vì lấy 1 răng hoàn chỉnh để hạn chế tối đa cắt xương hàm để lấy răng.

3. Bác sĩ nhổ răng khôn như thế nào?

Trước khi răng khôn được lấy ra, bản thân răng cần nhổ và phần mô bao xung quanh sẽ được gây tê vùng, tương tự như gây tế trước khi trám răng. Trong một số trường hợp người bệnh quá lo lắng, thuốc an thần có thể được sử dụng.

Một vài loại thuốc được lựa chọn như: nitrous oxide (hay còn gọi là khí cười), thuốc an thần dạng uống (Valium), sử dụng thuốc bằng đường tiêm truyền. Nếu chỉ sự dụng nhóm thuốc hít loại nitrous oxide thì bạn vẫn có thể tự lái xe về. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc loại uống hoặc tiêm thì tuyệt đối không nên tự ý lái xe.

4. Quá trình phục hồi diễn ra như thế nào sau khi nhổ răng khôn?

Sau khi nhổ răng khôn, quá trình phục hồi tùy thuộc vào độ khó của răng: răng lấy ra toàn bộ sẽ hồi phục nhanh hơn, răng cần tiểu phẫu cắt xương hàm, lấy ra từng phần sẽ hồi phục lâu hơn.

Trong vòng 24 giờ đầu:

Chảy máu: xảy ra trong khoảng vài giờ đầu sau nhổ răng. Để giảm chảy máu, các bác sĩ sẽ sử dụng một cục gòn ẩm, vô trùng đặt vào vị trí vừa nhổ răng và yêu cầu bạn ngậm chặt trong vòng ít nhất 45 phút. Đôi khi có thể thay bằng túi trà ẩm.

Hợp chất tanic acid có trong trà có tác dụng giúp nhanh chóng hình thành cục máu đông ngay tại tổn thương (cục máu đông có vai trò che phủ và một phần nhỏ giúp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Nếu máu vẫn còn chảy lượng ít, bạn có thể lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu máu chảy ngày càng nhiều, không thể tự cầm, bạn nên đến gặp lại nha sĩ để kịp xử lý.

Trong 24 giờ đầu, hạn chế không súc miệng hoặc khạc nhổ, không thực hiện các động tác mút như hút ống hút hoặc hút thuốc lá, tránh sử dụng thức uống quá nóng như trà, cà phê hoặc soup. Các hoạt động này sẽ gây vỡ cục máu đông và gây chảy máu tiếp diễn.

Sưng phù mặt: sung mặt thường xảy ra ngay tại vị trí răng khôn vừa được lấy ra để hạn chế tình trạng sưng nề, bạn có thể bọc đá lạnh trong một túi sạch, sau đó để lên vùng mặt bị sưng trong khoảng 10 phút, nghỉ khoảng 20 phút và lặp lại liên tục trong khoảng 24 giờ đầu tiên sẽ hạn chế sưng đáng kể.

Thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau nhóm acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng.

Kháng sinh: thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn hoạt động xung quang vị trí răng khôn đã bị nhổ, thuốc thường được sử dụng đủ liều.

Thức ăn: tốt nhất nên hạn chế các thức ăn có dạng lỏng cho đến khi thuốc tê hết tác dụng. Ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu tiên.

Tiếp tục vệ sinh răng miệng bình thường: tuy nhiên bạn nên tránh đánh răng vào sát ngay vết thương trong vòng 24 giờ đầu. Trong ngày thứ 2 tiếp tục đánh răng nhẹ nhàng. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các loại nước súc miệng do các loại nước này có thể làm kích thích đến vết thương.

Sau 24 giờ đầu tiên:

Sưng nề mặt: sau 24 giờ đầu chườm lạnh. Sang ngày thứ 2, người bệnh nên chuyển sang chườm nóng tại vị trí mặt bị sưng nề. Đặt một chiếc khăn ấm lên vị trí mặt bị sưng trong 20 phút, lặp lại sau 20 phút, lặp lai nhiều lần khi cảm thấy cần thiết. Tình trạng mặt bị sưng có thể kéo dài từ 2-3 ngày mới giảm.

Súc miệng với nước muối ấm: pha 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm, súc miệng sạch sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không sử dụng các loại nước súc miệng khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khâu: nếu bác sĩ khẩu bằng loại chỉ không tiêu, bạn sẽ được hẹn cắt chỉ sau khoảng 1 tuần. Lưu ý nên hỏi bác sĩ loại chỉ bạn được sử dụng.

Lành vết thương: vết thương thường lành sau khoảng từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, có một vài người chỉ sau khoảng từ 1-2 tuần, vết thương đã có thể lành lặn hoàn toàn và không mang lại bất kì cảm giác khó chịu nào nữa.

5. Biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn?

Viêm xương ổ răng khô (dry socket): là một biết chứng rất thường gặp xảy ra khi cục máu đông không thể tạo thành được ngay tại vị trí tổn thương hoặc khi cục máu đông đã được hình thành nhưng lại bị vỡ. Nếu không có cục máu đông, quá trình lành vết thương chậm hơn. 

Viêm xương ổ răng khô thừ xảy ra sau khi nhổ răng từ 3-4 ngày. Triệu chứng bệnh có thể gặp là đau từ nhẹ đến đau dữ dội, và có mùi hôi miệng. Điều trị cần có sự can thiệp bằng thuốc tại vị trí tổn thương và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cảm giác dị cảm: dị cảm là một biến chứng hiếm gặp hơn. Do vị trí của răng khôn bị vùi trong xương hàm và nằm gần các dây thần kinh. Trong quá trình lấy răng khôn ra và vô tình làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến cảm giác tê (dị cảm): lưỡi, môi, cằm trong khoảng vài ngày, vài tháng, vài năm hoặc kéo dài suốt đời.

6. Tại sao phải nhổ răng khôn?

Nhổ răng không hiện nay được xem như là một thủ thuật thường quy.

Nhổ răng khôn sớm để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Răng khôn không gây đau nhưng không có nghĩa là răng không có vấn đề, vì bản thân răng khôn không có khả năng gây đau. Răng khôn thường diễn tiến âm thầm, mặc dù răng bị kẹt, hoặc đang mọc lệch nhưng có thể vẫn không gây triệu chứng rõ ràng. Răng khôn bị kẹt có nghĩa là răng khôn không thể nhô ra khỏi xương hàm và mọc lên khỏi nướu. Nguyên nhân có thể do hàm quá nhỏ không đủ khoảng không để răng mọc được, hoặc răng đang mọc xiên và gây ảnh hưởng đến răng kế cận.

Nếu trì hoãn không nhổ răng sớm có thể gây rất nhiều biến chứng xảy ra sau này như: chảy máu khó cầm, cắt xương hàm để lấy răng ra, tổn thương thần kinh gây tê. Các biến chứng này có thể kéo dài vài ngày hoặc suốt đời.

Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn?

Khi răng khôn gây ra các triệu chứng khó chịu, hoặc trên Xquang cho thấy hình ảnh răng mọc bất thường.

Nhận biết triệu chứng mọc răng khôn và cách xử trí - Ảnh 2.

Gây tổn thương những răng xung quanh: khi không có đủ không gian để răng khôn mọc hoặc khi răng bị mọc lệch sẽ chèn ép và đẩy lùi các răng khác gây đau hoặc sai khớp cắn.

Tổn thương xương hàm: nang có thể hình thành bên cạnh răng mới. Nếu không được điều trị kịp thời, nang này sẽ to ra và gây hủy xương, tổn thương dây thần kinh.

Ảnh hưởng đến hệ xoang hàm mặt: răng khôn có thể gây viêm xoang do làm tắc nghẽn xoang.

Viêm nướu: các mô nướu xung quanh răng khôn bị sưng nề lên và gây khó khăn trong quá trình vệ sinh.

Viêm nha chu: khi nướu bị viêm sẽ hình thành các túi nha chu giữa răng và nướu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở.

Mọc lệch: răng khôn mọc lệch gây tình trạng chen chúc và đẩy lệch những răng khác.

Các bác sĩ sẽ quan sát hình dạng khung xương hàm và vị trí của răng để đưa ra quyết định. Tuổi của người bệnh cũng là yếu tố được lưu ý.

7. Cần chuẩn bị gì trước khi nhổ răng khôn?

Bạn cần phải gặp nha sĩ và cùng thảo luận về quá trình phẫu thuật. Những vấn đề bạn cần nắm rõ trước khi bắt đầu phẫu thuật nhổ răng khôn:

Bạn phải thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, bao gồm tiền căn dị ứng thuốc, các bệnh lý đang mắc, các loại thuốc đang sử dụng,…

Hỏi bác sĩ tất cả những điều bạn quan tâm về quá trình phẫu thuật.

Thảo luận với bác sĩ về hình thức và loại thuốc tê bạn được sử dụng. Bạn chỉ cần gây tê hay có cần gây mê trong quá trình nhổ răng khôn.

Cần phải xin nghỉ học hoặc nghỉ làm để có thời gian phẫu thuật và phục hồi ngay sau đó.

8. Quá trình phẫu thuật răng khôn diễn ra như thế nào?

Nhổ răng khôn kéo dài khoảng 45 phút hoặc ít hơn.

Những loại gây tê bạn có thể được sử dụng:

Gây tê tại chỗ: bác sĩ sẽ gây tê khoang miệng bằng một trong những loại thuốc tê sau: novocaine, lidocaine, mepivicaine. Trong quá trình phẫu thuật có thể bác sĩ sẽ cho bạn hít một ít nitrous oxide hay còn gọi là khí cười giúp bạn thư giãn. Bạn sẽ được hồi phục ngay sau đó.

An thần: phẫu thuật viên sẽ gây tê tại chỗ, bên cạnh đó có thể tiêm một ít thuốc an thần vào mạch máu ở tay khiến bạn buồn ngủ. Bạn có thể ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.

Bác sĩ có thể sẽ phải cắt nướu và cắt bỏ 1 phần xương hàm để lấy răng ra ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại vết thương giúp chúng nhanh lành hơn. Những chỉ khâu này có thể tiêu sau vài ngày.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/oral-health/wisdom-teeth-adult#2


Tác giả: Hồng Phượng