Nhận biết thời điểm cho trẻ ăn dặm

Nhận biết thời điểm cho trẻ ăn dặm
Trẻ càng lớn, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng càng tăng cao mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, cần cho bé bắt đầu ăn dặm với các loại thực phẩm phong phú khác nhau. Nhưng thời điểm cho trẻ ăn dặm là khi nào thì lại gây nhiều khó khăn cho các mẹ.

Trẻ càng lớn, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng càng tăng cao mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, cần cho bé bắt đầu ăn dặm với các loại thực phẩm phong phú khác nhau. Nhưng thời điểm cho trẻ ăn dặm là khi nào thì lại gây nhiều khó khăn cho các mẹ.

Nếu xác định không đúng thời điểm, việc ăn dặm có thể vô tình gây những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, phát triển không hợp lý.

1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm là khi nào?

Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi là thời điểm cho trẻ ăn dặm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Đây là lúc hệ tiêu hóa của bé gần như đã khá hoàn chỉnh và có khả năng tiêu hóa, hấp thụ các chất phức tạp hơn sữa mẹ. Hơn thế, khi trẻ đủ 6 tháng cũng là lúc nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của bé tăng lên đáng kể, nếu chỉ uống sữa mẹ sẽ không đủ đáp ứng.

700kcal/ ngày là nhu cầu năng lượng của trẻ khi đủ 6 tháng, lớn hơn nhiều so với lượng 450kcal/ ngày khi trẻ chỉ bú sữa mẹ. Mẹ cũng có thể dựa vào chỉ số này để rính toán lượng thức ăn cho con.

Ảnh 2.

6 tháng tuổi là thời điểm cho trẻ ăn dặm hợp lý nhất (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ nên cho trẻ ăn dặm đến khi tròn 2 tuổi, không nên kéo dài quá lâu vì có thể khiến cho bé gặp khó khăn khi nhai, hệ tiêu hóa không được phát triển bình thường và khỏe mạnh theo lứa tuổi.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt. Cho trẻ ăn dặm trước khi đủ 6 tháng sẽ khiến tổn thương hệ tiêu hóa vì lúc này bé chưa đủ khả năng tiêu hóa các chất phức tạp. Cho trẻ ăn dặm khi đã quá 2 tuổi cũng không hợp lý vì ăn thức ăn mềm quá lâu khiến cho dạ dày bé không được rèn luyện để khỏe mạnh.

2. Những dấu hiệu đã đến thời điểm cho trẻ ăn dặm

Mặc dù 6 tháng là thời điểm cho trẻ ăn dặm theo khuyến cáo khoa học, nhưng lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với các thực phẩm ngoài sữa mẹ chắc chắn sẽ không đơn giản. Để việc tập ăn dặm cho con diễn ra thuận tiện và dễ dàng, mẹ có thể chú ý các dấu hiệu của bé cho thấy con đã sẵn sàng thử các loại thức ăn mới lạ dưới đây:

- Bé nặng gấp 2 lần so với khi chào đời

- Bé có khả năng giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ bón thức ăn 

Ảnh 3.

Nên cho bé ăn dặm khi bé có thể ngồi thẳng (Ảnh: Internet)

- Khi được đưa thức ăn đến miệng, bé biết đưa môi về trước để đón

- Bé biết từ chối khi đưa đến gần miệng những thức ăn bé không thích hoặc không hợp khẩu vị

- Lưỡi bé không phản xạ tự nhiên đẩy tất cả vật lạ ra ngoài

- Bé có dấu hiệu thích thú với các thực phẩm mới lạ.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên