Nội tiết tố estrogen rất quan trọng đối với sự phát triển mô vú, niêm mạc tử cung và chuẩn bị cho thời kỳ rụng trứng. Ngoài ra, một số estrogen cũng làm tăng khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở nữ giới nếu hiện tượng dư thừa estrogen xảy ra.
Việc xuất hiện nội tiết tố estrogen xấu trong cơ thể là một dấu hiệu đáng lo ngại. Những tác nhân như: tâm lý căng thẳng; sử dụng nhiều thực phẩm có chứa caffeine; lạm dụng thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone; hấp thụ Xeno - estrogen trong các sản phẩm làm sạch, chất dẻo hay mỹ phẩm… đều khiến cho cơ thể bị dư thừa estrogen.
Dư thừa estrogen nếu không khắc phục sớm có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như: suy giảm ham muốn và khả năng tình dục, vô sinh, hiếm muộn, sảy thai, nguy cơ cao mắc bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thậm chí là ung thư tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới có thể tự nhận biết hiện tượng dư thừa estrogen thông qua các triệu chứng sau đây:
- Bị thừa cân, béo phì
- Căng thẳng, stress, chán ăn, cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi
- Xuất hiện các dấu hiệu tiền kinh nguyệt như: nổi mụn trứng cá, đau ngực, cơ thể khó chịu,…
- Suy giảm khả năng tình dục và sự gần gũi với người khác giới
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Có hiện tượng sưng phù, tích nước trong cơ thể.
- Trước thời kỳ kinh nguyệt có cảm giác thường xuyên đau đầu và chóng mặt
- Bị lạnh tay chân một cách tự nhiên
- Rụng tóc nhiều hơn
- Chức năng của tuyến giáp bị rối loạn
- Giấc ngủ không ổn định, trằn trọc và ngủ không ngon
- Quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra không liên tục
Nếu bạn đang nghi ngờ hay đang gặp phải các triệu chứng trên hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nữ giới có thể giảm estrogen bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hợp lý để ngăn sự tích tụ estrogen trong gan và các thụ thể của tế bào.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp cân bằng lượng estrogen mà chị em có thể áp dụng:
Tăng lượng rau cần thiết mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe mà lại hạn chế sự dư thừa estrogen. Một số loại rau xanh nên ăn, bao gồm: cải xanh, cải xoăn, cải bắp, collard, súp lơ, rau bina… Các loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng trong đó có indole-3-carbinol (I3C). I3C được chuyển hóa thành diindolymethane (DIM) giúp làm giảm estrogen dư thừa trong gan.
Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, cây hương thảo còn rất có lợi với cơ thể chúng ta. Chúng làm tăng các estrogen tốt cho cơ thể - một loại estrogen không gây ung thư.
Ngoài ra, cây hương thảo còn có chức năng chống oxy hóa, đầu óc minh mẫn, nhanh nhạy hơn, cơ thể được thoải mái hơn, tuyến giáp hoạt động bình thường, cân nặng ổn định, quá trình trao đổi chất được diễn ra tốt hơn.
Trong hạt lanh tồn tại lignans có tác dụng loại bỏ hàm lượng estrogen dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hạt lanh còn chứa phytoestrogens giúp kiểm soát và giảm sự hoạt động của nội tiết tố estrogen dư thừa, tăng cường hoạt động estrogen thiếu hụt trong cơ thể. Hạt lanh cũng rất giàu chất béo omega-3 và chất xơ nên cũng được áp dụng để chữa táo bón.
Nên bổ sung khẩu phần ăn của bạn với các loại cá béo và cá hồi mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần. Trong cá béo, cá hồi có chứa EPA, một acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt.
Nó làm tăng sự hình thành và phát triển của các estrogen tốt trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có hiệu quả trong điều trị các bệnh về tim mạch và ổn định sức khỏe như trầm cảm, lo âu.