Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khác nhau từ người này sang người khác. Tuy nhiên dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu không khác biệt nhiều so với các đối tượng khác.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu phổ biến:
- Hắt hơi.
- Ngứa mũi.
- Chảy nước mũi, có thể có cảm giác chất nhày chảy ra từ xoang xuống sau cổ họng.
- Ngạt mũi.
Mặc dù thuật ngữ "viêm mũi" chỉ các triệu chứng ở mũi, nhưng nhiều người cũng có các triệu chứng ảnh hưởng đến mắt, cổ họng và tai. Song song với các triệu chứng viêm mũi, bà bầu có thể nhận thấy thêm một số triệu chứng dị ứng. Dấu hiệu dị ứng phụ thuộc nhiều vào vùng tiếp xúc với dị nguyên và mức độ dị ứng.
Dấu hiệu dị ứng bao gồm:
- Mắt đỏ và ngứa, cảm giác khó chịu ở mắt.
- Sưng và đổi màu vùng da bên dưới mắt.
- Chảy nước mắt không kiểm soát.
- Da phát ban, mẩn đỏ và ngứa.
Nếu không được chữa trị sớm, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu có thể nặng hơn, ảnh hưởng đến các khu vực khác, ngoài mũi.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu mãn tính:
- Đau họng, ngứa họng, giọng khàn.
- Ho dai dẳng.
- Cảm thấy áp lực và đau mặt, đau quanh mũi hoặc quanh mắt.
- Đau tai.
- Thở bằng miệng.
- Ngủ không ngon giấc, thường giật mình tỉnh dậy nhiều lần.
Các triệu chứng này thường gặp ở bà bầu bị viêm mũi dị ứng nặng, bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu đầu tiên, bạn nên đi thăm khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp phù hợp. Bởi càng để lâu thì càng có hại cho mẹ và bé, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn, có thể phải sử dụng nhiều thuốc hơn, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Đối với phụ nữ mang thai, các bác sĩ luôn hạn chế nhiều nhất có thể các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm, xâm lấn. Do vậy, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và xem xét các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu để đưa ra chẩn đoán.
Nếu bác sĩ không chắc chắn về kết quả chẩn đoán qua thăm hỏi dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu và kiểm tra thể chất, thì bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm cũng sẽ được thảo luận, chọn lọc kỹ càng để đảm bảo ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất.
Xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu. Nói chung, xét nghiệm dị ứng da rất hạn chế thực hiện trong thai kỳ, do khả năng sốc phản vệ có thể xảy ra. Sốc phản vệ khi mang thai, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm máu và oxy đến tử cung, có thể gây hại cho thai nhi.
Do đó, xét nghiệm dị ứng da thường được hoãn lại trong thai kỳ, xét nghiệm máu để định lượng IgE sẽ là sự thay thế an toàn nếu kết quả là cần thiết trong thai kỳ. Đôi khi các biện pháp như phết tế bào mũi và test kích thích cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán.
Thông thường, dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây ra sự khó chịu, bất tiện, mất ngủ, làm suy giảm sức khỏe và tinh thần của bà bầu, sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. May mắn thay, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở bà bầu thường có thể được kiểm soát bằng sự kết hợp của các biện pháp môi trường, thuốc men và liệu pháp miễn dịch.
Bà bầu nên đến thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách, hiệu quả và an toàn nhất.