Nấm da là bệnh da liễu thường gặp nhất là vào mùa hè với thời tiết oi nóng như hiện nay. Bệnh do vi nấm dermatophytes gây nên, những sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, khi những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Trong quá trình sống sợi nấm sẽ tiết ra độc tố kích thích gây ngứa.
Dấu hiệu đầu tiên của người bị nhiễm nấm da là ngứa ngáy, cảm giác khó chịu ở da, từ đó gãi khiến mầm bệnh lây lan. Những tổn thương do gãi sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng da, mưng mủ và lở loét.
Biến chứng và hậu quả của nấm da là nhiễm trùng da, viêm da và chàm hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Ngứa ngáy là dấu hiệu bệnh nấm da điển hình (Ảnh: Internet)
Xem thêm:
- Bị nấm da nên ăn gì và kiêng gì?
- Sự nguy hiểm của nấm da ở bẹn
Các loại nấm da thường gặp là nấm da toàn thân (hắc lào, lang ben), nấm da mặt, nấm da đầu, nấm da đùi, nấm da tay, nấm móng và nấm kẽ. Hãy cùng xem triệu chứng của các loại bệnh nấm da này là gì nhé.
Nấm da toàn thân (Ảnh: Internet)
Người bị nấm da toàn thân (điển hình là hắc lào) có triệu chứng đầu tiên là ngứa, vùng da bị tổn thương có màu đỏ, viền bờ rõ có hình tròn mọc lấm tấm mụn nước. Nấm da toàn thân thường gặp ở những vị trí như mông, đùi và mặt.
Ngoài ra, còn có bệnh lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh có màu trắng hoặc màu đen. Bệnh nhân chỉ có cảm giác châm chích nhẹ, khó chịu khi bị nhiễm bệnh.
Bệnh nấm kẽ do vi nấm epidermophyton, trichophyton hoặc candida albicans gây nên. Bệnh thường gặp ở những người phải ngâm chân trong nước nhiều giờ như nông dân, công nhân vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...
Nấm kẽ chân (Ảnh: Internet)
Bệnh nấm móng tay chân xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc ở 2 bên cạnh của móng. Dấu hiệu bệnh nấm da này là móng mất màu bóng, mặt lóng lỗ chỗ, móng trở nên giòn, dễ vỡ vụn, xù xì móng.
Nấm móng tay (Ảnh: Internet)
Khi nhiễm nấm da đầu, da đầu sẽ có vết tròn nhỏ, kích thước từ 3-5mm hoặc có vảy mỏng. Người bệnh sẽ thấy ngứa da đầu, tóc bị xén cụt ngắn.
Nhìn chung, nấm da phát triển ở những vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi. Nấm rất dễ lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác qua đường tiếp xúc như mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt.
Dấu hiệu bệnh nấm da đầu là ngứa, da đầu có các vết đỏ, vảy mỏng (Ảnh: Internet)
Ảnh: Internet
Thuốc điều trị bệnh nấm da phổ biến nhất là nhóm azole (miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole) ở cả dạng uống hoặc kem bôi; cũng có thể là nhóm Allylamine (terbinafine hoặc naftifine).
Các trường hợp nhiễm nấm đều đáp ứng tốt với các thuốc bôi tại chỗ vì thế bạn có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược như nirozal.
Lưu ý không nên bôi kéo dài ở cùng một vị trí, nếu dùng thuốc không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên dùng lại và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Với các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.
Các loại thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng, nổi ban đỏ hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tổn thương gan. Chính vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nấm da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Dùng tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh có công dụng làm sạch da, chống oxy hóa, làm giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da và diệt khuẩn. Khi mới bị nhiễm nấm da, bạn có thể bôi trực tiếp tinh dầu trà xanh lên vùng bị nấm hoặc nhỏ vào nước ấm để ngâm nếu vùng nấm là tay, chân. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.
Ảnh: Internet
Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vì thế khi bôi lên da chúng cũng phát huy tác dụng tương tự hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy bông gòn thấm dung dịch nước súc miệng rồi bôi lên da, sau đó để yên.
Dùng mật ong
Mật ong là thần dược kháng khuẩn, kháng viêm trên da đồng thời thẩm thấu vào da giúp diệt vi khuẩn ở sâu nang lông và giúp phục hồi các tổn thương trên da nhanh hơn. Khi mới bị nấm da, bạn có thể lấy một lượng mật ong vừa đủ bôi lên vùng da bị nấm, để trong 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
Dùng muối tắm
Muối có tính năng sát trùng, tẩy tế bào chết, diệt bỏ vi khuẩn và làm sạch các vết thương trên da rất tốt. Hằng ngày bạn hãy lấy muối hòa với nước để tắm rửa vùng da bị nấm, lưu ý tránh chà xát quá mạnh làm tổn thương da.
Các mẹo trị nấm này đa phần là từ nguyên liệu thiên nhiên, vì thế tuy có tác dụng nhưng chậm, bệnh nhân nên kiên trì, thao tác nhẹ nhàng.