Nhận biết dấu hiệu viêm họng đỏ nhanh chóng để kịp thời điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nhận biết dấu hiệu viêm họng đỏ nhanh chóng để kịp thời điều trị
Hiện nay các bệnh lý viêm đường hô hấp ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó viêm họng đỏ là một thể bệnh điển hình. Song thực tế có rất ít người hiểu rõ về chứng bệnh này. Dấu hiệu viêm họng đỏ thường dễ gây nhầm lẫn, vậy làm thế nào để nhận biết nhanh chóng?

Có rất nhiều cách để định nghĩa bệnh viêm họng đỏ. Đây là thuật ngữ được dùng để mô tả về hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại vùng niêm mạc họng. Chủ yếu chúng xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ. Do vậy viêm họng đỏ cũng có thể được gọi là thể cấp tính của bệnh viêm họng. Căn bệnh này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đôi khi chúng xuất hiện cùng với các chứng bệnh khác như cảm cúm, viêm họng mãn tính… Với những diễn biến tương đối phức tạp.

Viêm họng đỏ xuất hiện rất phổ biến. Bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên theo thống kê, trẻ em được đánh giá là nhóm đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn cả.

1. Nguyên nhân bệnh viêm họng đỏ

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế, viêm họng đỏ có nguyên nhân gây bệnh chính là:

- Sự tấn công của các vi rút, vi khuẩn (liên cầu khuẩn, tụ khuẩn…), hoặc nấm .

- Các yếu tố khách quan như môi trường sống, nhiệt độ, khí hậu… cũng có sức ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuất hiện của bệnh viêm họng đỏ. Bởi đây chính là những điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các mầm bệnh sinh trưởng và phát triển.

- Các yếu tố chủ quan: Việc có quá nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống khiến con người không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Hoặc việc vệ sinh răng miệng, mũi, họng… thiếu hợp lí… cũng là tiền đề dẫn đến căn bệnh viêm họng đỏ xuất hiện mà nhiều người không hay biết.

- Việc xác định được đâu là nguyên nhân gây viêm họng đỏ có ý nghĩa rất lớn. Điều này sẽ giúp cho người bệnh lựa chọn được đúng phương pháp điều trị tận gốc của bệnh. Khi đó sẽ hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

2. Dấu hiệu viêm họng đỏ thường thấy

- Khi bị viêm họng đỏ, người bệnh sẽ có những dấu hiệu viêm họng đỏ đặc trưng như dưới đây:

- Cơ thể sốt cao đột ngột, có những thời điểm thân nhiệt sẽ lên đến trên 39 độ C. Bệnh nhân sốt nhưng vẫn có cảm giác ớn lạnh.

- Đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt

- Cơ thể mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, nuốt khó khi ăn, khô họng

- Có thể nổi hạch ở cạnh hàm

- Niêm mạc họng phù nề, tấy đỏ.

Các dấu hiệu viêm họng đỏ này thường xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài trong vài ngày. Sau đó chúng giảm dần, có thể tự hết. Song tỷ lệ đó không nhiều. Chúng sẽ tái phát trở lại bất cứ lúc nào có cơ hội.

3. Phân loại bệnh viêm họng đỏ

Viêm họng đỏ có 3 loại chính đó là: Viêm họng đỏ xuất tiết, viêm họng trong các bệnh phát ban và viêm họng liên cầu khuẩn do thấp khớp cấp. Với đặc điểm và dấu hiệu viêm họng đỏ như sau:

3.1. Viêm họng đỏ xuất tiết

Đây là thể bệnh xuất hiện phổ biến nhất. Chủ yếu diễn ra ở cơ thể những em nhỏ dưới 10 tuổi. Triệu chứng chính khi đó của bệnh nhân là niêm mạc tấy đỏ hơn so với thông thường. Bệnh nhân thấy nuốt đau, đau đầu, cơ thể sốt.

3.2. Viêm họng đỏ trong các bệnh phát ban

Thể bệnh này chủ yếu khởi phát ở những bệnh nhân bị bệnh sởi và rubeon…

3.3. Viêm họng liên cầu khuẩn của thấp khớp cấp

Dấu hiệu viêm họng đỏ ở thể bệnh này sẽ thấy có triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Kiểm tra vùng niêm mạc họng thấy tấy đỏ, thậm chí kèm theo cả sưng amidan. Thủ phạm chính gây nên thể bệnh này là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

4. Khi bị viêm họng đỏ, xử lý như thế nào?

Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Đồng thời nên uống nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể

Khi bị viêm họng đỏ, chủ yếu là chỉ điều trị triệu chứng. Có thể điều trị giảm sốt, nhức đầu, đau mỏi bằng aspirin, analgin, paracetarmol…

Có thể chống đau rát họng bằng cách súc họng với nước muối ấm, dung dịch clorat kali 1% hoặc B.B.M pha gói 5g trong một cốc nước ấm. Nên súc họng nhiều lần trong ngày và ngậm lâu trong miệng.

Với trẻ em nên nhỏ mũi bằng argyrol 1% mỗi ngày và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm và cần có chỉ định của bác sĩ.


Tác giả: Thanh Hoa