Nhận biết dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ như thế nào?

Nhận biết dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ như thế nào?
Dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết qua những đốm trắng trên bề mặt lưỡi giống như cặn sữa hay phô mai, tuy nhiên lại rất khó để rửa sạch những mảng trắng này. Mẹ cần phân biệt chính xác để điều trị sớm cho con, tránh để tưa lưỡi nặng khiến bé đau rát, bỏ bú.

Trong các bệnh đối với trẻ nhỏ, tưa lưỡi là một bệnh rất dễ nhận biết. Dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ khá rõ ràng và thể hiện qua một số phản ứng của cơ thể trẻ.

Tưa lưỡi thường xuất hiện do nấm hoặc vi khuẩn tấn công, xuất phát từ việc mẹ không chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ cho con, tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi nấm phát triển.

Dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết qua những đốm trắng trên bề mặt lưỡi giống như cặn sữa hay phô mai, tuy nhiên lại rất khó để rửa sạch những mảng trắng này. Mẹ cần phân biệt chính xác để điều trị sớm cho con, tránh tưa lưỡi nặng khiến bé đau rát, bỏ bú.

Một số thông tin về nhận biết dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong phát hiện và điều trị tưa lưỡi cho con.

1. Những dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ

Theo như một số mẹ chia sẻ, mẹ thường băn khoăn không phân biệt được những mảng trắng trên lưỡi của con là do bé được uống sữa công thức nhiều quá hay bé bị tưa lưỡi. Để kiểm tra, mẹ cần hiểu nguyên nhân khiến bé bị tưa lưỡi là gì.

Ảnh 1.

Tưa lưỡi thường xảy ra nhất ở trẻ dưới 2 tháng tuổi (Ảnh: Internet)

Trẻ nhỏ dưới hai tháng tuổi là đối tượng dễ bị tưa lưỡi nhất, đặc biệt là những bé dùng sữa công thức. Nấm Candida kí sinh trong vòm miệng của trẻ sẽ phát triển thành những mảng trắng tưa lưỡi khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm và dinh dưỡng như sữa đọng nhiều trên niêm mạc lưỡi của bé, độ pH trong khoang miệng thấp.

Dấu hiệu tưa lưỡi đầu tiên ở trẻ là phần niêm mạc của lưỡi bắt đầu bong vẩy, sau đó xuất hiện gai đỏ và dần dần sau đó là những chấm trắng không chỉ trên lưỡi mà còn trên cả vòm miệng. dần dần, những chấm trắng này kết đám trên lưỡi, khó bóc, khó rửa sạch. 

Ảnh 2.

Tưa lưỡi có đốm nấm có thể lan xuống cổ họng, thực quản (Ảnh: Internet)

Một số trường hợp nặng, những đốm nấm này có thể lan xuống cổ họng, thực quản, thậm chí là dạ dày, ruột khiến bé bị tiêu chảy, nếu không được chữa kịp thời có thể gây tiêu chảy kéo dài.

Bên cạnh các biểu hiện trên lưỡi, trẻ còn quấy khóc và bỏ ăn do cảm giác đau khi nuốt.

Ảnh 3.

Trẻ bị tưa lưỡi dễ quấy khóc (Ảnh: Internet)

Nhiều mẹ bị nhầm giữa tưa lưỡi và cặn sữa màu trắng trên miệng bé. Tuy nhiên cách nhận biết tưa lưỡi ở trẻ trong trường hợp này rất đơn giản, nếu là cặn sữa mẹ chỉ cần rửa cho bé là sạch.

Nếu những vết trắng không bong mặc bù bạn đã lau cho con thì có thể chắc chắn rằng bé đã bị tưa miệng. Đây là bệnh có thể lây truyền từ người chăm sóc qua trẻ bằng việc dụng cụ chăm sóc, ăn uống không được vệ sinh đảm bảo.

2. Khi trẻ bị tưa lưỡi thì nên làm gì?

Đánh tưa lưỡi là một cách phổ biến mà các mẹ hay áp dụng khi trẻ bị tưa miệng. Mẹ có thể đánh bằng mật ong hoặc rau ngót. 

Cách làm như sau: Dùng gạc sạch vô trùng quấn quanh đầu ngón tay, chấm vào dung dịch lá rau ngót giã nát hay mật ong, đánh tưa theo thứ tự từ ngoài vào trong, tiếp theo là môi, hai bên má, vòm họng. Khi đanh tưa, tưa sẽ bong ra, mẹ lau sạch và loại bỏ tưa ra ngoài cho con.

Ảnh 4.

Mẹ có thể bón sữa cho bé bằng thìa để bé dễ ăn hơn (Ảnh: Internet)

Khi trẻ bị tưa lưỡi, bé dễ bỏ bú vì đau và khó nuốt. Nếu bé khó bú mẹ trực tiếp hoặc khó ngậm núm vú bình, mẹ hãy vắt sữa và bón cho bé bằng thìa nhé!

Với những thông tin hữu ích về nhận biết dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ chúng tối đã cung cấp bên trên, mẹ có thể phần nào bớt đi nỗi lo về căn bệnh này cho con. Mẹ hãy luôn giữ cho miệng bé sạch sẽ để phòng bệnh nhé. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe và đừng quên theo dõi chúng tôi để có những thông tin hữu ích về chăm sóc con nhé.



Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên