Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm màng não mô cầu ở trẻ

Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm màng não mô cầu ở trẻ
Bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng phát vào mùa đông xuân.

Các triệu chứng ban đầu của viêm màng não mô cầu được mô tả rất giống với cúm mùa hoặc bất kì bệnh nhiễm virus nào khác, chính vì vậy mà nhiều gia đình chủ quan dẫn tới việc khi phát hiện ra, bệnh đã trở nặng, nguy cơ biến chứng và tử v.ong cao.

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, nhưng thường phổ biến hơn ở nhóm dưới 20 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

1. Dấu hiệu của viêm màng não mô cầu ở trẻ

Hai bệnh cảnh thường gặp do nhiễm vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis là viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, trẻ có thể bị viêm não hoặc viêm màng não hoặc cả hai. Do bệnh diễn biến nặng rất nhanh nên điều quan trọng là nhận thức được các triệu chứng cho thấy cần có trợ giúp y tế ngay lập tức.

1.1. Phân loại triệu chứng theo độ tuổi mắc bệnh

Dấu hiệu viêm màng não mô cầu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ

- Sốt, bàn tay và bàn chân lạnh hoặc có cảm giác run rẩy

- Quấy khóc, tâm trạng cáu kỉnh

- Chậm chạp, kém hoạt động

- Không ăn uống hoặc bỏ bú

- Nôn mửa

- Ngủ li bì, buồn ngủ, khó đánh thức

- Bị cứng cổ

Sợ ánh sáng (mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng)

- Thóp phồng

- Xuất hiện các đốm đỏ hoặc tím/bầm hình sao trên da trong vòng 1 - 2 ngày sau sốt (tuy nhiên, thường thì tỷ lệ trẻ bị phát ban khi mắc viêm màng não mô cầu là 1:3).

Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm màng não mô cầu ở trẻ - Ảnh 2.

Phát ban do viêm màng não mô cầu ở trẻ

Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm màng não mô cầu ở trẻ - Ảnh 3.

Phát ban do viêm màng não mô cầu ở trẻ

Đọc thêm:

Trẻ phát ban sau sốt: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết

Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không? Cha mẹ nên tắm cho trẻ như thế nào?

Triệu chứng nhiễm viêm màng não mô cầu ở trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành

- Bị sốt hoặc đau đầu

- Bị cứng cổ

- Đau khớp và đau cơ

- Nôn mửa

- Buồn ngủ, mê sảng, lú lẫn

- Sợ ánh sáng (mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng)

- Có các đốm đỏ, tím hoặc bần tím trên da (lưu ý chỉ 1 trong 3 trẻ em và người lớn mắc bệnh viêm màng não mô cầu bị phát ban).

1.2. Phân loại triệu chứng theo bệnh cảnh

Hai bệnh cảnh thường gặp khi bị nhiễm não mô cầu là viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu. Các triệu chứng viêm màng não do não mô cầu tương tự như mô tả bên trên. 

Khi ai đó bị nhiễm trùng máu do não mô cầu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và nhân lên, làm hỏng thành mạch máu. Điều này gây chảy máu vào da và các cơ quan. Dưới đây là biểu hiện đặc hiệu của nhiễm trùng huyết do não mô cầu:

- Sốt cao đột ngột, thân nhiệt từ 39 - 40 độ C

- Ớn lạnh, rét run

- Đau nhức đầu

- Nôn mửa

- Đau khớp và đau cơ, nhất là đau  ở vùng sống lưng và hai chi dưới

- Mạch gấp, thở nhanh

- Huyết áp có thể xuống thấp

- Ở giai đoạn sau, xuất hiện các nốt tử ban là những ban bị hoại tử và lan truyền rất nhanh có màu đỏ thẫm hoặc màu xanh tím có đường kính 1 - 5mm, xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng đám thành một vùng da bị hoại tử. Vùng da hoại tử có bề mặt phẳng và không gồ hay có viền lên mặt da. Vị trí các nốt tử ban thường xuất hiện chủ yếu là ở thân (nách, hông) và hai chân dưới (khuỷu, gối và cổ chân). Đôi khi tử ban có thể là dạng nốt phỏng (bóng nước).

Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm màng não mô cầu ở trẻ - Ảnh 4.

Hình ảnh các nốt tử ban (Ảnh: Internet)

Thông thường, khi tử ban xuất hiện có nghĩa là tình trạng của trẻ đã nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và có thể tử v.ong trong vòng 24 giờ tới nếu không cấp cứu kịp thời.

2. Biến chứng viêm màng não mô cầu

Theo CDC Hoa Kỳ, ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh thì 10 - 15 trong số 100 người mắc bệnh viêm màng não mô cầu sẽ tử v.ong và cứ 5 người sống sót sẽ có 1 người bị khuyết tật lâu dài chẳng hạn như:

- Mất chi

- Điếc

- Các vấn đề hệ thần kinh và tổn thương não.

Chính thì thế mà việc phòng ngừa viêm màng não mô cầu rất quan trọng. Hiện nay thời tiết đang chuyển từ đông sang xuân dẫn tới sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ và độ ẩm thất thường, từ đó làm tăng nguy cơ  nhiễm bệnh ở trẻ và người có hệ miễn dịch bị tổn thương. May mắn là viêm màng não mô cầu là bệnh mà Việt Nam đã có vaccine phòng ngừa 3 type huyết thanh là A, B, C cho vaccine phòng viêm não mô cầu AC và BC.

Theo Khuyến cáo của Bộ Y tế thì nên tiêm vaccine phòng viêm não mô cầu AC cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và vaccine phòng viêm não mô cầu BC cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Lưu ý là để trẻ có miễn dịch lâu dài, cha mẹ nên chú ý tới việc tiêm đủ liều và các mũi nhắc lại theo lịch tiêm chủng.

Nguồn dịch:

1. Meningococcal Disease (Kidhealth)

2. Meningococcal Disease (CDC)


Tác giả: Allen