Nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ để kiểm soát bệnh tốt hơn

Nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ để kiểm soát bệnh tốt hơn
Đau mắt đỏ là căn bệnh lành tính, có khả năng tự phục hồi. Do đó, nếu bạn có thể nhận biết được những dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ, có hướng chăm sóc đúng đắn và kịp thời, thì bệnh sẽ rất mau chóng được đẩy lùi.

Quá trình tiến triển của bệnh đau mắt đỏ gồm 3 giai đoạn: ủ bệnh, toàn phát và phục hồi. Nếu nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ ở giai đoạn ủ bệnh và toàn phát thì bạn có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.

1. Dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn ủ bệnh

Đây là thời gian cơ thể bạn đã nhiễm virus, vi khuẩn nhưng chúng chưa nhân lên đủ số lượng để phát ra các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể diễn ra từ 2 - 14 ngày. Trong giai đoạn này, bạn có thể không có triệu chứng gì, hoặc xuất hiện vài dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ như:

- Sốt nhẹ toàn thân.

- Đau họng.

- Cảm giác khó nuốt, bị đau khi nuốt nước bọt.

>> Khó nuốt là một dấu hiệu báo động của nhiều bệnh nguy hiểm! Đọc ngay!

- Nổi hạch trước tai.

- Mắt nhạy cảm hơn, sợ ánh sáng mạnh.

- Chảy nhiều nước mắt.

- Mắt hơi đỏ và ngứa nhẹ.

- Có thể tiết ghèn trong, vàng hoặc xanh với số lượng ít.

dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn ủ bệnh

Các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ ở giai đoạn ủ bệnh chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các triệu chứng liên quan đến mắt thường nhẹ hoặc chưa xuất hiện. (Ảnh Internet).

Các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ ở giai đoạn ủ bệnh đa số là triệu chứng cơ thể phản ứng với tình trạng viêm. Có rất ít dấu hiệu liên quan đến thị giác, nếu có thì triệu chứng cũng rất nhẹ. Do đó, ở giai đoạn này, bệnh nhân thường nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp trên. 

Tuy nhiên, nếu kiểm soát được bệnh ở giai đoạn này thì hiệu quả rất cao. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng, bạn hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để đối phó với virus vi khuẩn. 

Nếu nhận thấy có sự thay đổi ở mắt như nhạy cảm, tiết ghèn, ngứa đỏ,... thì lưu ý vệ sinh mắt thật sạch sẽ. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để làm sạch mắt, ức chế virus/vi khuẩn sinh sôi, tránh để bệnh đau mắt đỏ có cơ hội bùng phát.

Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh mắt đúng cách TẠI ĐÂY.

2. Dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn bệnh bùng phát, các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1 tuần. Các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn toàn phát thường là:

- Đỏ ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

- Cộm mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt.

- Sưng và ngứa mắt.

- Chảy nước mắt sống không kiểm soát được.

- Mắt tiết nhiều dịch ghèn.

- Mi mắt sưng nhẹ và hơi đau.

- Có thể có hiện tượng viêm họng hạch.

dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, nếu được chăm sóc đúng cách và kịp thời, bệnh đau mắt đỏ vẫn có khả năng tự phục hồi. (Ảnh Internet).

Mặc dù đã bước vào giai đoạn phát bệnh, nhưng nếu được chăm sóc và điều trị đúng, bệnh vẫn có khả năng tự phục hồi. Chỉ cần bạn kiểm soát kịp thời ngay khi các triệu chứng còn nhẹ thì bệnh sẽ tiến triển tốt, không làm suy giảm thị lực, mắt nhanh khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Khi phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ giai đoạn toàn phát, bạn cần vệ sinh mắt thường xuyên. Cách làm sạch mắt đơn giản và hiệu quả nhất chính là nhỏ nước muối sinh lý. Chú ý đeo kính dâm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng gắt, bụi bẩn và không khí ô nhiễm. Có thể chườm ấm hoặc lạnh để mắt dễ chịu hơn.

Nếu các dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ không được cải thiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống, bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh đau mắt đỏ, từ đó tư vấn bạn cách điều trị và chăm sóc mắt hiệu quả hơn. Tránh trường hợp để lâu bệnh có thể biến chứng, làm suy giảm thị lực.


Tác giả: Mai Nhung