Nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em như thế nào

Nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em như thế nào
Rôm sẩy tuy không nguy hiểm nhưng xử trí không đúng cách có thể gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em sớm và xử lí kịp thời là những điều bố mẹ nên ghi nhớ.

Có lẽ trẻ em ai cũng từng mắc phải rôm sẩy một vài lần, đặc biệt là trong mùa nóng nực khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Rôm sẩy tuy không nguy hiểm nhưng xử trí không đúng cách có thể gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. 

Vì vậy, nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em sớm và xử lí kịp thời là những điều bố mẹ nên ghi nhớ.

1. Tại sao trẻ bị rôm sảy?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng, phản ứng tự nhiên của cơ thể chính là tiết ra mồ hôi để làm mát. Thế nhưng nếu lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều cùng với việc lỗ chân lông bị bít tắc sẽ khiến bề mặt da của trẻ xuất hiện các nốt đỏ li ti. 

Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh rôm sẩy chính là thời tiết nóng ẩm, không gian kín, ngột ngạt, quần áo thoát mồ hôi không tốt, trẻ không được vệ sinh thân thể sạch sẽ thường xuyên hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo.

Ảnh 2.

Thời tiết nắng nóng dễ gây ra rôm sẩy (Ảnh: Internet)

2. Nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em như thế nào?

Nhận biết dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em vô cùng đơn giản. Rôm sẩy thường xuất hiện thành những đám đỏ ở các vị trí nhiều mồ hôi như nách, bẹn, cánh tay. Nếu bé bị rôm sẩy nặng, nốt đỏ có thể xuất hiện ở toàn thân. Các nốt mụn rôm sẩy có màu đỏ hồng, đôi kho kèm theo bọng nước nhỏ li ti.

Ảnh 3.

Nốt đỏ là dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em có nhiều loại như dạng tinh thể (đây là dạng không có viêm, các mụn nước chỉ xuất hiện trên bề mặt da, nguyên nhân do sốt cao khiến thân nhiệt tăng và đổ mồ hôi nhiều). Loại thứ hai là có kèm viêm mủ trắng ở các nốt nụm rôm sẩy. 

Loại thứ hai này khiến trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, có thể lan kín khắp vùng lưng, ngực hoặc toàn cơ thể trẻ. Thương tổn là các sẩn 1-3mm, màu nhạt, cứng thường ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở tay chân và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây rfa tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Khi thời tiết mát mẻ, không khí khô thoáng, rôm sẩy sẽ có khả năng tự lặn khá cao. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà để mặc rôm sẩy tự khỏi, nên sử dụng một số loại thuốc bôi chuyên dụng làm giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như giảm viêm ngứa cho trẻ ngay khi thấy các dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em.

3. Phòng tránh rôm sẩy ở trẻ em

Nguyên tắc phòng chống rôm sẩy cho trẻ là luôn giữ nơi ở của bé thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, không để xảy ra tình trạng ngột ngạt, nóng ẩm. Hạn chế tối đa để da bé tiếp xúc với ánh mặt trời ở những thời điểm mật độ tia UV cao như 10-16h. Nếu phải ra nắng, hãy che chắn chống nắng cho bé cẩn thận.

Quần áo sử dụng cho trẻ nên là các bộ đồ cotton nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt. Trong mùa hè, mẹ cần thay đồ cho bé thường xuyên để tránh quần áo thấm mồ hôi và bụi bẩn gây bít tắc chân lông. Vào mùa đông, hãy mặc đủ ấm, không mắc quá nhiều lớp khiến bé nóng mà không thoát mồ hôi ra được.

Ảnh 4.

Lựa chọn quần áo thoáng mát cho trẻ để tránh rôm sẩy (Ảnh: Internet)

Hãy cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Bên cạnh đó, mẹ hãy hạn chế bôi các loại kem dưỡng da hay phấn rôm cho trẻ khi không cần thiết vì các chất bám trên bề mặt da cũng là nguyên nhân gây bít tắt lỗ chân lông của trẻ, dẫn đến ngứa ngáy, rôm sẩy.

Trong dân gian có một phương pháp giết sẩy thường được áp dụng khi thấy các dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ em. Đây là cách gây dễ chịu ngay lúc đó cho trẻ nhưng rất dễ gây ra nhiễm trùng bội khiến cho vi khuẩn lan rộng, ngứa ngày và lâu khỏi hơn. Bố mẹ không nên áp dụng phương pháp này mà hãy để cho bề mặt bị rôm sẩy được khô thoáng.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên