Nhận biết dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nhận biết dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh
Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây rối loạn tín hiệu truyền dẫn, ảnh hưởng đến các khu vực mà dây thần kinh chi phối. Dưới đây là các dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh bạn không thể bỏ qua.

Hệ thần kinh liên kết với toàn bộ cơ thể, cho phép các cơ quan thực hiện đúng chức năng và phản hồi các kích thích. Khi gai cột sống lưng chèn dây thần kinh sẽ gây rối loạn tín hiệu truyền dẫn, ảnh hưởng đến các khu vực mà dây thần kinh chi phối.

1. Bệnh gai cột sống lưng là gì?

Đây là hiện tượng gai xương được hình thành trên đốt sống lưng của người bệnh được hình thành trong thời gian dài từ những tác động tiêu cực từ bên ngoài hoặc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo từ bên trong.

Gai xương bản chất là phần xương được hình thành thêm, nằm trên các đốt sống. Thành phần của những gai xương mọc thêm này chủ yếu là cặn canxi. Chúng được hình thành trong một quá trình diễn ra trong khoảng thời gian rất dài từ vài năm đến vài chục năm.

Những gai xương này nếu nhỏ thì sẽ không gây ra dấu hiệu gì rõ rệt với người bệnh mà chỉ biểu hiện rõ rệt nếu như chúng phát triển với kích thước lớn và gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh khác như: sụn, cơ bắp, dây chằng quanh khớp, hay gai cột sống lưng chèn dây thần kinh.

Hiện nay, gai cột sống lưng chèn dây thần kinh khá phổ biến nếu người bệnh không tích cực điều trị. Vì vậy các bác sĩ huyên bệnh nhân nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy có những thay đổi bất thường ở vùng cơ xương khớp sau đây.

3. Dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh 

Dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh bao gồm:

- Đau dây thần kinh liên sườn: là triệu chứng thường gặp khi gai cột sống lưng chèn dây thần kinh. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ một hoặc hai bên, cơn đau lan theo khoang liên sườn, tăng lên khi hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho. Cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động như đi đứng, chạy nhảy và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. 

- Tê bì, yếu cơ: bệnh nhân có thể bị tê hoặc yếu ở một bên cẳng chân, bàn chân, ngón chân hoặc những khu vực mà dây thần kinh chèn ép chi phối. Trong một số trường hợp, các triệu chứng chèn ép dây thần kinh sẽ càng nghiệm trọng vào ban đêm do tư thế khi nằm làm gia tăng áp lực lên cột sống lưng, chèn ép dây thần kinh ở khu vực đó. 

- Người bệnh có thể bị mệt mỏi, khó chịu do rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm với thời tiết.

Thuốc chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời, không thể chữa lành các vùng cấu trúc cột sống tổn thương. Nếu lạm dụng trong thời gian dài, cơ thể người bệnh có thể bị kháng thuốc cũng như gặp phải các vấn đề liên quan đến gan, thận, dạ dày,… Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng cách là 2 yếu tố quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.

Chính những hoạt động hàng ngày gây tổn thương cho cột sống thắt lưng trải qua thời gian nhiều năm sẽ gây nên bệnh gai cột sống lưng. Vì phần lưng dưới là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng của cơ thể và hầu hết những tác động đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống.

Bệnh lý này xuất phát do quá trình thóa hóa cột sống làm xương khớp bị bào mòn, canxi lắng đọng ở dây chằng, tạo điều kiện cho gai xương hình thành. Kích thước gai xương thực tế chỉ khoảng vài milimet, thường mọc ở mặt trước và mặt bên đốt sống. Tuy nhiên, khi gai xương xuất hiện ở mặt sau có thể dẫn đến gai cột sống lưng chèn dây thần kinh, người bệnh có nguy cơ suy giảm hoàn toàn chức năng vận động cả hai chi dưới.

Ngoài ra chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ và cũng đóng vai trò làm tác nhân gây ra bệnh gai cột sống. Một chế độ dinh dưỡng thiếu chất canxi, vitamin và các khoáng chất có nhiều trong hải sản và rau củ quả sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh gai cột sống lưng.


Tác giả: Thúy Nga